Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5225
Title: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị và truyền thông về bệnh lao cho nhân viên y tế
Authors: Trần Thu Trang
Advisor: PGS.TS. Chu Thị Hạnh
PGS.TS. Vũ Văn Giáp
Keywords: Nội hô hấp
Issue Date: 2022
Abstract: Tóm tắt tiếng việt: Từ năm 2010-2019: có 34 NVYT tại bệnh viện Bạch Mai được chẩn đoán và điều trị bệnh lao với tỷ lệ mắc lần lượt: 1,8; 1,2; 0,5; 0,5; 2,3; 1,8; 1,3; 3,3; 0,9; 0,5 trên 1000 người. Tỷ lệ mắc thấp hơn so với cộng đồng và nghiên cứu tại bệnh viện khác. Lao phổi chiếm tỷ lệ cao hơn: 64,7%. Tỷ lệ sử dụng phác đồ chống lao hàng 1: 85,3%; lao kháng thuốc: 8,8% và lao đa kháng: 5,9%. Kết quả điều trị: điều trị khỏi: 67,7% và tỷ lệ điều trị thành công: 100%. Tỷ lệ mắc lao tiềm ẩn trong nhóm nghiên cứu: 44,1% cao hơn so với nghiên cứu khác trên NVYT và cộng đồng. Các yếu tố nguy cơ liên quan có ý nghĩa đến mắc LTA: thâm niên làm việc tại khoa phòng ≥1 năm (p=0,04); nghề nghiệp là hộ lý (p=0,02); tiền sử có tiêm vắc xin BCG (p<0,01) và nguy cơ nhiễm khuẩn lao cao hơn khi tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân lao không có biện pháp bảo vệ (p=0,01). Can thiệp truyền thông cho NVYT có hiệu quả làm thay đổi có ý nghĩa điểm trung bình kiến thức, thực hành và thái độ về lao và kiểm soát nhiễm khuẩn lao. Tỷ lệ NVYT có điểm kiến thức đạt tăng lên có ý nghĩa sau truyền thông (p<0,01). Nhóm bác sĩ có tỷ lệ kiến thức tốt cao hơn so với các nhóm nghề nghiệp khác, NVYT làm việc tại Trung tâm hô hấp có điểm kiến thức cao hơn. NVYT không phải là bác sĩ có điểm thái độ về lao cao hơn. Kiến thức về lao tốt làm tăng điểm số thái độ về lao. Nam giới có điểm số thực hành cao hơn, NVYT làm việc tại khoa hồi sức tích cực, trung tâm bệnh viện nhiệt đới, khoa thần kinh, khoa phục hồi chức năng có điểm thực hành về lao cao hơn. Kiến thức, thái độ về lao cao có tác động tích cực làm tăng điểm số thực hành lao. Tóm tắt tiếng anh: From 2010-2019: 34 health care workers (HCWs) at Bach Mai hospital were diagnosed and treated for tuberculosis with the respective incidence: 1.8; 1,2; 0.5; 0.5; 2,3; 1.8; 1.3; 3.3; 0.9; 0.5 per 1000 people. The incidence is lower than in the community and other hospital studies. Pulmonary tuberculosis accounted for a higher rate: 64.7%. The rate of using first-line anti-TB regimens 1: 85.3%; drug-resistant tuberculosis: 8.8% and multi-resistant tuberculosis: 5.9%. Treatment results: cured: 67.7% and successful treatment rate: 100%. The latent tuberculosis incidence (LTBI) in the study group: 44.1% was higher than that of other studies on HCWs and the community. Risk factors are significantly related to LTBI: working duration in health care sector ≥1 year (p=0.04); Profession is a nursing asssistant (p=0.02); BCG vaccination in history (p<0.01) and the risk of TB infection was higher with recent history of contact to TB patient(s) diagnosed TB without any protection measures to unprotected (p=0.01). Communication interventions for HCWs were effective in significantly changing the mean scores of knowledge, practice and attitudes about TB and TB infection control. The percentage of HCWs with knowledge scores increased significantly after communication (p<0.01). The group of doctors has a higher percentage of good knowledge compared to other occupational groups, the HCWs working at the Respiratory Center have a higher knowledge score. HCWs who are not doctors have higher TB attitude scores. Good TB knowledge increases TB attitude scores. Men have higher practice scores, HCWs working in Intensive care department (Dept), Infectious Dept, Nephrology Dept, and Rehabilitation Dept have higher TB practice scores. High TB ​​knowledge and attitudes have a positive effect on increasing TB practice scores
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5225
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Tóm tắt LATS .zip
  Restricted Access
2.47 MBZip Compressed Archive
00_TVLA35Trang_NoiHH.rar
  Restricted Access
5.24 MBWinRAR Compressed Archive


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.