Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/519
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | 1. PGS.TS. Phạm Thiện Ngọc, 2. PGS.TS. Trần Đức | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN THỊ DUYÊN | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:08:03Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:08:03Z | - |
dc.date.issued | 2018-10-17 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/519 | - |
dc.description.abstract | Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là một bệnh lý ác tính hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Đây đang là một bệnh lý được nhiều nhà khoa học trong nước cũng như trên toàn thế giới rất quan tâm. Bệnh thường tiến triển thầm lặng, không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, vì thế hầu hết người bệnh không được phát hiện bệnh ở giai đoạn này. Khi được phát hiện sớm, ở giai đoạn khối u vẫn khu trú trong tuyến thì việc điều trị bằng phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến có kết quả rất tốt. Ở một số nước, chương trình sàng lọc phát hiện sớm UTTTL đã được đặt ra. WHO và Hiệp hội ung thư Hoa kỳ khuyến cáo, hàng năm nên khám lâm sàng, thăm trực tràng kết hợp với xác định nồng độ PSA cho nam giới trên 50 tuổi để phát hiện sớm UTTTL. Các phương pháp chẩn đoán không có phương pháp nào có độ nhạy và độ đặc hiệu 100%. PSA được xem là kháng nguyên đặc hiệu TTL, được tổng hợp cả ở tế bào biểu mô TTL và UTTTL, đây là kháng nguyên đặc hiệu kinh điển được sử dụng để chẩn đoán sớm cũng như tiên lượng và theo dõi điều trị bệnh UTTTL cho đến nay, tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu còn chưa cao. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học y học đặc biệt trong lĩnh vực Hóa sinh-Miễn dịch người ta mong muốn tìm kiếm thêm những kháng nguyên đặc hiệu TTL có độ nhạy và độ đặc hiệu hơn nữa để giúp cho việc chẩn đoán sớm cũng như tiên lượng và theo dõi điều trị bệnh UTTTL được hiệu quả hơn. Hiện nay, người ta đã tìm ra kháng nguyên P2PSA là một dạng tiền thân của PSA, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn PSA với UTTTL. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu công bố về hiệu quả lâm sàng và tính hữu dụng của P2PSA và chỉ số PHI trong phát hiện và chẩn đoán UTTTL. Tuy nhiên, ở Việt Nam P2PSA mới được bắt đầu đưa vào ứng dụng và chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá giá trị nồng độ P2PSA huyết thanh và chỉ số PHI trong ung thư biểu mô tuyến tiền liệt” với hai mục tiêu: 1) Xác định nồng độ P2PSA huyết thanh và chỉ số PHI ở bệnh nhân UTTTL và bệnh nhân PĐLTTTL. 2) Tìm hiểu mối liên quan của P2PSA và PHI với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng khác ở bệnh nhân UTTTL. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tuyến tiền liệt 3 1.1.1. Hình thể ngoài 3 1.1.2. Cấu trúc giải phẫu 3 1.1.3. Chức năng sinh lý của TTL 5 1.2. Ung thư tuyến tiền liệt 6 1.2.1. Dịch tễ ung thư tuyến tiền liệt 6 1.2.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ của UTTTL 8 1.2.3. Sinh lý bệnh UTTTL 10 1.2.4. Đặc điểm mô bệnh học của UTTTL 11 1.2.5. Các phương pháp chẩn đoán UTTTL 14 1.2.6. Các phương pháp điều trị UTTTL 17 1.3. Chỉ điểm sinh học trong UTTTL 19 1.3.1. Giới thiệu chung về các chất chỉ điểm sinh học 19 1.3.2. Kháng nguyên đặc hiệu TTL PSA toàn phần và PSA tự do 20 1.3.3. P2PSA, chỉ số PHI và các nghiên cứu trong UTTTL 24 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 29 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 30 2.1.4. Xét nghiệm P2PSA huyết thanh và chỉ số PHI 30 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu 30 2.2. Phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31 2.2.2. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 31 2.3. Phương pháp phân tích số liệu 36 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 36 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 38 3.2. Nồng độ PSA toàn phần, PSA tự do, tỷ lệ %fPSA và nồng độ P2PSA, chỉ số PHI ở đối tượng nghiên cứu 43 3.2.1. Nồng độ tPSA, nồng độ fPSA và tỷ lệ %fPSA 43 3.2.2. Nồng độ P2PSA huyết thanh và chỉ số PHI của đối tượng nghiên cứu 47 3.3. Sự liên quan giữa nồng độ P2PSA, chỉ số PHI và một số yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm nghiên cứu 48 3.3.1. Nồng độ P2PSA, chỉ số PHI và tuổi ở đối tượng nghiên cứu 48 3.3.2. Nồng độ P2PSA, chỉ số PHI và trọng lượng TTL 49 3.3.3. Nồng độ P2PSA, chỉ số PHI và mô bệnh học ở BN UTTTL 50 3.3.4. Nồng độ P2PSA, chỉ số PHI và sự phát triển của khối u 50 3.3.5. Nồng độ P2PSA, chỉ số PHI và nồng độ PSA toàn phần ở đối tượng nghiên cứu 51 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 53 4.1. Bàn luận về đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 53 4.2. Bàn luận về nồng tPSA, fPSA, tỷ lệ %fPSA huyết thanh và nồng độ P2PSA, chỉ số PHI ở 2 nhóm nghiên cứu 64 4.2.1. Bàn luận về nồng PSA, fPSA, tỷ lệ %fPSA huyết thanh ở 2 nhóm nghiên cứu 64 4.2.2. Bàn luận về nồng độ P2PSA huyết thanh và chỉ số PHI ở 2 nhóm nghiên cứu 67 4.3. Bàn luận về mối liên quan giữa nồng độ P2PSA và chỉ số PHI với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng khác 71 KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ P2PSA HUYẾT THANH VÀ CHỈ SỐ PHI TRONGUNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Nguyen Thi Duyen_Hoa Sinh.pdf Restricted Access | 1.64 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.