Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5099
Title: | Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang phổi và vi khuẩn gây bệnh của viêm phổi bệnh viện ở người lớn điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương |
Authors: | Lê Bật Tân |
Advisor: | PGS.TS. Lê Ngọc Hưng PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng |
Keywords: | Lao |
Issue Date: | 2018 |
Abstract: | Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang phổi và vi khuẩn gây bệnh của viêm phổi bệnh viện ở người lớn điều trị tại bệnh viện Phổi Trung ương” Mã số: 62720150; Chuyên ngành: Lao Nghiên cứu sinh: Lê Bật Tân Khóa học: 29 Người hướng dẫn: 1. PGS.TS Lê Ngọc Hưng 2. PGS.TS Nguyễn Văn Hưng Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: Luận án là công trình nghiên cứu về VPBV trên đối tượng bệnh nhân viêm phổi bệnh viện bao gồm cả bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy (VPLQTM) và bệnh nhân viêm phổi bệnh viện không liên quan đến thở máy (VPBVKLQTM), bệnh nhân điều trị tại ICU và ngoài ICU cho thấy: - Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu đã điều trị tại các cơ sở y tế khác trước khi nhập viện và đã sử dụng kháng sinh trước khi mắc VPBV. COPD là bệnh lý nền chiếm tỷ lệ cao. - Các triệu ho, khó thở là triệu chứng hô hấp thường gặp ở bệnh nhân VPBV, nhưng phần lớn đã có trước khi mắc VPBV. - Vi khuẩn hiếu khí gây bệnh thường gặp nhất là các trực khuẩn gram âm bao gồm: A. baumannii, P. aeruginosa và K. pneumoniae. Trong đó P. aeruginosa gặp với tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân VPLQTM so với bệnh nhân VPBVKLQTM, K. pneumoniae gặp với tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân VPBV điều trị ngoài ICU so với bệnh nhân VPBV điều trị ở ICU. - Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp có tỷ lệ đề kháng cao trên 60% với hầu hết các kháng sinh thường dùng. A. baumannii và P. aeruginosa phân lập trên bệnh nhân VPLQTM và bệnh nhân điều trị tại ICU có tỷ lệ đề kháng với phần lớn kháng sinh thường dùng cao hơn lần lượt so với các chủng phân lập trên bệnh nhân VPBVKLQTM và bệnh nhân điều trị ngoài ICU. NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS. Lê Ngọc Hưng NGHIÊN CỨU SINH Lê Bật Tân Tóm tắt tiếng anh: SUMMARY OF THE NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS Title: “Study clinical characteristics, chest x-ray and pathogenic bacteria of adult hospital-acquired pneumonia treated at national lung disease hospital in 2014-2015” Training code: 62720150; Professional field: Tuberculosis PhD student: Le Bat Tan Course: 29 Mentors: 1. Assoc.Prof. Le Ngoc Hung 2. Assoc. Prof. Nguyen Van Hung Training institution: Hanoi Medical University New conclusions of the thesis: The thesis is a study on HAP in patients with underlying diseases, mainly respiratory diseases including patients with VAP and NVHAP, patients treated at the ICU and outside the ICU showed that: - Most of the patients in the study were treated at other hospitals prior to admission and all study patients have used antibiotics before being HAP. COPD is a common underlying disease with high rates - Coughs, dyspnea are common respiratory symptoms in patients with HAP, but most are present before HAP. - The most common aerobic bacteria are Gram-negative bacilli including A. baumannii, P. aeruginosa and K. pneumoniae. In which, the rate of P. aeruginosa was higher in patients with VAP than patients with NVHAP. Higher rates of K. pneumoniae were observed in patients treated outside ICU compared with patients treated in ICU. - Common aerobic bacteria have a resistance rate of over 60% with most commonly used antibiotics. A. baumannii and P. aeruginosa in patients with VAP and patients treated in ICU had a higher rate of antibiotic resistance to the most frequently used antibiotics compared to those of isolates in patients with NVHAP and in patients treatment outside ICU. Mentors Assoc.Prof. Le Ngoc Hung PhD student Le Bat Tan |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5099 |
Appears in Collections: | Luận án (nghiên cứu sinh) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LeBatTan-Laott.pdf Restricted Access | 497.15 kB | Adobe PDF | Sign in to read | |
LEBATTAN-Lao29.pdf Restricted Access | 1.44 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.