Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4977
Nhan đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và bước đầu theo dõi điều trị bệnh thận IgA
Tác giả: Mai Thị Hiền
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển
Từ khoá: Nội thận - Tiết niệu
Năm xuất bản: 2017
Tóm tắt: THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và bước đầu theo dõi điều trị bệnh thận IgA” Mã số: 62 72 01 46 Nghiên cứu sinh: Mai Thị Hiền Chuyên ngành: Nội Thận Tiết Niệu Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển Cơ sở đào tạo: Bộ môn Nội Tổng Hợp - Trường Đại học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: - Đây là một luận án nghiên cứu về điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mô bệnh học của bệnh thận IgA, đồng thời bước đầu theo dõi điều trị bệnh thận IgA trong thời gian 12 tháng. Nghiên cứu thực hiện trên 504 BN có bệnh cầu thận được chỉ định sinh thiết, trong đó có 186 BN bệnh thận IgA. - Đây là nghiên cứu đầu tiên về bệnh thận IgA ở người Việt Nam trưởng thành và đã mô tả được đặc điểm lâm sàng nổi bật và cũng là lý do khám bệnh chính của nhóm bệnh nhân bệnh thận IgA là tiểu máu đại thể hoặc tiểu máu vi thể, trong khi đó các triệu chứng lâm sàng khác như phù và tăng HA chiếm tỉ lệ thấp. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân bệnh thận IgA có protein niệu chủ yếu ở mức dưới ngưỡng thận hư, tỉ lệ HCTH thấp. Tỉ lệ tăng IgA máu chiếm 50,53%, tăng tỉ lệ IgA/C3 48,38%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan nghịch giữa MLCT với thời gian phát hiện tăng HA và thời gian phát hiện protein niệu. MLCT thời điểm phát hiện bệnh tỉ lệ nghịch với HA trung bình. Nghiên cứu cũng đã mô tả được đặc điểm mô bệnh học của nhóm bệnh nhân bệnh thận IgA cho thấy đặc điểm hay gặp nhất là xơ hóa cầu thận cục bộ, thứ 2 là tăng sinh gian mạch. Tỉ lệ cầu thận xơ hóa toàn bộ tỉ lệ thuận với thời gian tăng HA và HA trung bình, tỉ lệ nghịch với MLCT. Tỉ lệ cầu thận xơ hóa cục bộ tỉ lệ nghịch với MLCT. Mức độ teo ống thận/xơ tổ chức kẽ ảnh hưởng đến MLCT và HA trung bình. - Nghiên cứu đã tiến hành theo dõi dọc nhóm BN bệnh thận IgA trong thời gian 12 tháng. Nghiên cứu đã cho thấy cơ sở khoa học của việc điều trị ƯCMC/ƯCTT angiotensin II có hiệu quả đối với nhóm bệnh thận IgA có protein niệu < 1 g/24h đối với cải thiện chức năng thận và giảm protein niệu, cũng như cơ sở khoa học của điều trị corticoid liệu trình 6 tháng đối với nhóm bệnh thận IgA có protein niệu ≥ 1 g/24h đối với cải thiện chức năng thận và giảm protein niệu. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Đỗ Gia Tuyển Mai Thị Hiền Tóm tắt tiếng anh: NEW CONCLUSIONS OF THE THESIS Title of Thesis: “Describing clinical, paraclinical, histopathological features and initial screening for treatment of IgA Nephropathy” Code: 62720146 Name of Fellow: Speciality: Internal Nephrology - Urology Mai Thi Hien Scientific Advisors: Associate Professor. PhD. Do Gia Tuyen Training facility: Internal Medicine Faculty – Hanoi Medical University. New conclusions of the thesis: - This is a thesis on the clinical, paraclinical and histopathology of IgA nephropathy, and initially monitored IgA nephropathy treatment for 12 months. Studies conducted on 504 patients with glomerular biopsy were assigned biopsies, including 186 patients with IgA nephropathy. - This is the first study of IgA nephropathy in adult Vietnam and has characterized the prominent clinical characteristics of disease and also the main reason for examination of patients with IgA nephropathy is macrohematuria or microhematuria, while other clinical symptoms such as edema and hypertension are low. The paraclinical characteristics of patients with IgA nephropathy were found to be primarily subnephrotic proteinuria range, with low rate of nephritic syndrome. The rate of increase of serum IgA accounted for 50,53%, increasing the ratio of IgA/C3 48,38%. The study found an inverse relationship between eGFR and hypertension duration time and proteinuria duration time. The study also described the histopathological features of patients with IgA nephropathy, suggesting that the most common feature was segmental glomerulosclerosis, and mesangial proliferation. The rate of global glomerular fibrosis is proportional to the hypertension duration time and mean BP, inversely proportional to the eGFR. The rate of segmental glomerulosclerosis is inversely proportional to eGFR. The degree of renal tubular atrophy/interstitial fibrosis affects eGFR and mean BP. - The study was carried out in the follow-up IgA nephropathy patient for 12 months. Studies have shown that the scientific basis of ACE inhibitors angiotensin II is effective in patients with IgA nephropathy with a proteinuria <1 g / 24h for improving renal function and proteinuria, as well as corticosteroid therapy for 6 months in IgA nephropathy patients with proteinuria ≥ 1 g / 24h for improved kidney function and proteinuria. Scientific Advisors Fellow Associate Professor. PhD. Do Gia Tuyen Mai Thi Hien
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4977
Bộ sưu tập: Luận án (nghiên cứu sinh)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
MaiThiHien-tt.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
971.71 kBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
MAITHIHIEN-LA.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
3.2 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.