Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/496
Title: NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ CỦA CHẾ PHẨM KTD TRÊN THỰC NGHIỆM
Authors: ĐẶNG THỊ NGỌC MAI
Advisor: TS. Trần Thanh Tùng
Issue Date: 25/10/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Trứng cá (Acnes) là một bệnh ngoài da do rối loạn bất thường trong đơn vị nang lông tuyến bã. Căn nguyên sinh bệnh học của bệnh trứng cá rất phong phú, trong đó phải kể đến các yếu tố quan trọng: sản xuất chất bã quá mức, sừng hóa cổ nang lông, sự có mặt và tăng cường hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes), sự giải phóng các chất trung gian trong viêm [1]. Tuy không gây biến chứng nguy hiểm, song bệnh kéo dài, đặc biệt để lại các sẹo lồi, sẹo lõm làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [2]. Ước tính năm 2016 có 6,15 triệu người, chiếm 9,4% dân số thế giới mắc trứng cá. Tỉ lệ mắc trứng cá thông thường của lứa tuổi từ 12 đến 25 là 85%, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, dai dẳng suốt thời kỳ trưởng thành [3]. Theo thống kê tại Mỹ, chi phí điều trị trứng cá trực tiếp và gián tiếp là khoảng 3 tỉ đô la mỗi năm [4]. Điều trị bệnh trứng cá hiện nay dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, hoặc chiếu laser…, với mục đích làm mất sừng hóa cổ nang lông, giảm hoạt động quá mức của tuyến bã, giảm vi khuẩn ở nang lông (đặc biệt là P.acnes), sử dụng chất chống viêm một cách hiệu quả [1],[2]. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống theo y học hiện đại có một số nhược điểm như giá thành cao, nhiều tác dụng phụ… Do đó, một xu hướng mới rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới là sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu, với những ưu điểm như nguồn dược liệu sẵn có, phong phú, ít tác dụng phụ… Nhiều bài thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng để điều trị trứng cá ở các dạng uống hay bôi ngoài da. Dựa trên các dược liệu Y học cổ truyền, chế phẩm KTD với thành phần chính là tinh chất nghệ curcuma longa đã được nghiên cứu, bào chế nhằm mục đích sử dụng trong một số tình trạng da liễu, trong đó có điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá tính an toàn của chế phẩm này cũng như tác dụng điều trị mụn trứng cá trên thực nghiệm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị trứng cá của chế phẩm KTD trên thực nghiệm” nhằm đánh giá và cung cấp bằng chứng khoa học về an toàn và hiệu quả của KTD. Đề tài được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm KTD trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng điều trị trứng cá và chống viêm tại chỗ của chế phẩm KTD trên động vật thực nghiệm.
Abstract: Trứng cá (Acnes) là một bệnh ngoài da do rối loạn bất thường trong đơn vị nang lông tuyến bã. Căn nguyên sinh bệnh học của bệnh trứng cá rất phong phú, trong đó phải kể đến các yếu tố quan trọng: sản xuất chất bã quá mức, sừng hóa cổ nang lông, sự có mặt và tăng cường hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes), sự giải phóng các chất trung gian trong viêm [1]. Tuy không gây biến chứng nguy hiểm, song bệnh kéo dài, đặc biệt để lại các sẹo lồi, sẹo lõm làm ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống [2]. Ước tính năm 2016 có 6,15 triệu người, chiếm 9,4% dân số thế giới mắc trứng cá. Tỉ lệ mắc trứng cá thông thường của lứa tuổi từ 12 đến 25 là 85%, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau, dai dẳng suốt thời kỳ trưởng thành [3]. Theo thống kê tại Mỹ, chi phí điều trị trứng cá trực tiếp và gián tiếp là khoảng 3 tỉ đô la mỗi năm [4]. Điều trị bệnh trứng cá hiện nay dùng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống, hoặc chiếu laser…, với mục đích làm mất sừng hóa cổ nang lông, giảm hoạt động quá mức của tuyến bã, giảm vi khuẩn ở nang lông (đặc biệt là P.acnes), sử dụng chất chống viêm một cách hiệu quả [1],[2]. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống theo y học hiện đại có một số nhược điểm như giá thành cao, nhiều tác dụng phụ… Do đó, một xu hướng mới rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới là sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu, với những ưu điểm như nguồn dược liệu sẵn có, phong phú, ít tác dụng phụ… Nhiều bài thuốc y học cổ truyền đã được sử dụng để điều trị trứng cá ở các dạng uống hay bôi ngoài da. Dựa trên các dược liệu Y học cổ truyền, chế phẩm KTD với thành phần chính là tinh chất nghệ curcuma longa đã được nghiên cứu, bào chế nhằm mục đích sử dụng trong một số tình trạng da liễu, trong đó có điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đánh giá tính an toàn của chế phẩm này cũng như tác dụng điều trị mụn trứng cá trên thực nghiệm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu độc tính và tác dụng điều trị trứng cá của chế phẩm KTD trên thực nghiệm” nhằm đánh giá và cung cấp bằng chứng khoa học về an toàn và hiệu quả của KTD. Đề tài được tiến hành với hai mục tiêu: 1. Đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm KTD trên động vật thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng điều trị trứng cá và chống viêm tại chỗ của chế phẩm KTD trên động vật thực nghiệm.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/496
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Dang Thi Ngoc Mai_ Duoc ly va doc chat.pdf
  Restricted Access
4.71 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.