Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/494
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN GÂY RA HỘI CHỨNG CUSHING DO THUỐC
Authors: BẾ HÀ THÀNH
Issue Date: 1/10/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Hội chứng Cushing là những biểu hiện gây nên bởi sản xuất quá nhiều Cortisol hoặc dùng quá nhiều Cortisol hay các glucocorticoid tương tự hormon. Hội chứng Cushing được biết đến hơn 100 năm, hội chứng Cushing lần đầu tiên được mô tả vào năm 1912 bởi bác sĩ ngoại khoa Harvey Cushing. Từ năm 1949 Kendall, Scarett và Richstein lần đầu tiên tổng hợp được cortisone. Từ đó đến nay glucocorticoid đã mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị, glucocorticoid điều trị hiệu quả được rất nhiều bệnh không chỉ bệnh nội tiết mà bao gồm cả các bệnh khác như: Hen phế quản, bệnh tự miễn, viêm khớp, ngoài da, huyết học, và các bệnh ung thư. Trong các nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing thì hội chứng Cushing do thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất, nhưng hiếm khi được báo cáo về tần suất mắc bệnh. Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng Cushing ở trẻ em là do sử dụng các chế phẩm có glucocorticoid. Đây là hậu quả của việc sử dụng glucocorticoid hoặc ACTH trong điều trị các bệnh mạn tính. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của hội chứng Cushing là béo phì trung tâm, tích mỡ ở mặt, cổ, thân, bụng. Sự tích tụ chất béo theo thời gian tạo thành mặt tròn, bướu mỡ sau gáy. Ngoài ra còn gây ra các biểu hiện khác như rạn da, tím đỏ ở bụng, cơ tứ chi teo, yếu mỏi, rậm lông, trứng cá…. Tuy nhiên cùng với thời gian áp dụng vào điều trị, người ta nhanh chóng nhận thấy việc sử dụng glucocorticoid kéo dài, đặc biệt là lạm dụng thuốc đã mang lại một số tác dụng không mong muốn trên nhiều hệ thống cơ quan như: Sự phân bố mỡ hướng tâm, tăng bạch cầu, loét dạ dày và nhất là gây chậm tăng trưởng ở trẻ em [1],[2]. Sử dụngglucocorticoid kéo dài có thể gây ra sự ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận [3],[4], nặng hơn gây suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột hay khi có stress có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sử dụng glucocorticoid ở trẻ em các lứa tuổi khác nhau có tỉ lệ mắc hội chứng Cushing khác nhau [5]. Thời gian sử dụng thuốc, liều lượng thuốc có liên quan đến hội chứng Cushing và sự ức chế trục dưới đồi - tuyến yên -tuyến thượng thận [6],[7]. Sử dụng glucocorticoid tại chỗ dạng hít hoặc dạng bôi ít tác dụng không mong muốn hơn so với glucocorticoid bằng đường tiêm hoặc đường uống [8]. Tuy nhiên biểu hiện hội chứng Cushing còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân, có những bệnh nhân sử dụng liều thấp hay thời gian sử dụng ngắn vẫn mắc hội chứng Cushing. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng Cushing do thuốc trong khi đó ở Việt Nam chưa tìm thấy một tài liệu nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ về tác dụng không mong muốn của glucocorticoid ở trẻ em. Góp phần tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến hội chứng Cushing do thuốc, là cơ sở khoa học cho chẩn đoán, điều trị và sử dụng glucocorticoid an toàn và hợp lý ở trẻ em. Đề tài nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng Cushing do thuốc. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan gây ra hội chứng Cushing do thuốc.
Abstract: Hội chứng Cushing là những biểu hiện gây nên bởi sản xuất quá nhiều Cortisol hoặc dùng quá nhiều Cortisol hay các glucocorticoid tương tự hormon. Hội chứng Cushing được biết đến hơn 100 năm, hội chứng Cushing lần đầu tiên được mô tả vào năm 1912 bởi bác sĩ ngoại khoa Harvey Cushing. Từ năm 1949 Kendall, Scarett và Richstein lần đầu tiên tổng hợp được cortisone. Từ đó đến nay glucocorticoid đã mở ra một kỷ nguyên mới trong điều trị, glucocorticoid điều trị hiệu quả được rất nhiều bệnh không chỉ bệnh nội tiết mà bao gồm cả các bệnh khác như: Hen phế quản, bệnh tự miễn, viêm khớp, ngoài da, huyết học, và các bệnh ung thư. Trong các nguyên nhân gây ra hội chứng Cushing thì hội chứng Cushing do thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất, nhưng hiếm khi được báo cáo về tần suất mắc bệnh. Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng Cushing ở trẻ em là do sử dụng các chế phẩm có glucocorticoid. Đây là hậu quả của việc sử dụng glucocorticoid hoặc ACTH trong điều trị các bệnh mạn tính. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của hội chứng Cushing là béo phì trung tâm, tích mỡ ở mặt, cổ, thân, bụng. Sự tích tụ chất béo theo thời gian tạo thành mặt tròn, bướu mỡ sau gáy. Ngoài ra còn gây ra các biểu hiện khác như rạn da, tím đỏ ở bụng, cơ tứ chi teo, yếu mỏi, rậm lông, trứng cá…. Tuy nhiên cùng với thời gian áp dụng vào điều trị, người ta nhanh chóng nhận thấy việc sử dụng glucocorticoid kéo dài, đặc biệt là lạm dụng thuốc đã mang lại một số tác dụng không mong muốn trên nhiều hệ thống cơ quan như: Sự phân bố mỡ hướng tâm, tăng bạch cầu, loét dạ dày và nhất là gây chậm tăng trưởng ở trẻ em [1],[2]. Sử dụngglucocorticoid kéo dài có thể gây ra sự ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận [3],[4], nặng hơn gây suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột hay khi có stress có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Sử dụng glucocorticoid ở trẻ em các lứa tuổi khác nhau có tỉ lệ mắc hội chứng Cushing khác nhau [5]. Thời gian sử dụng thuốc, liều lượng thuốc có liên quan đến hội chứng Cushing và sự ức chế trục dưới đồi - tuyến yên -tuyến thượng thận [6],[7]. Sử dụng glucocorticoid tại chỗ dạng hít hoặc dạng bôi ít tác dụng không mong muốn hơn so với glucocorticoid bằng đường tiêm hoặc đường uống [8]. Tuy nhiên biểu hiện hội chứng Cushing còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân, có những bệnh nhân sử dụng liều thấp hay thời gian sử dụng ngắn vẫn mắc hội chứng Cushing. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng Cushing do thuốc trong khi đó ở Việt Nam chưa tìm thấy một tài liệu nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ về tác dụng không mong muốn của glucocorticoid ở trẻ em. Góp phần tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến hội chứng Cushing do thuốc, là cơ sở khoa học cho chẩn đoán, điều trị và sử dụng glucocorticoid an toàn và hợp lý ở trẻ em. Đề tài nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của hội chứng Cushing do thuốc. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan gây ra hội chứng Cushing do thuốc.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/494
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Be Ha Thanh_ Nhi Khoa.pdf
  Restricted Access
2.31 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.