Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4931
Nhan đề: | Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng quy trình nuôi cấy và bảo quản tạo cốt bào biệt hóa từ tế bào gốc trung mô tủy xương |
Tác giả: | Lê Thị Hồng Nhung |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. Ngô Duy Thìn PGS.TS.Lý Tuấn Khải |
Từ khoá: | Mô phôi thai học - 62720103 |
Năm xuất bản: | 2019 |
Tóm tắt: | Tên đề tài: “ Nghiên cứu thực nghiệm áp dụng quy trình nuôi cấy và bảo quản tạo cốt bào biệt hóa từ tế bào gốc trung mô tủy xương”. Mã số: 62720103; Chuyên ngành: Mô- Phôi thai học Nghiên cứu sinh: Lê Thị Hồng Nhung Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Ngô Duy Thìn 2. PGS.TS.Lý Tuấn Khải Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Y Hà Nội Những kết luận mới của luận án: Trong vài thập niên gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tế bào gốc. Trong những năm đầu, các nghiên cứu đa phần tập trung vào những vấn đề cơ bản do sự hiểu biết về tế bào gốc còn ít.Tuy nhiên những năm gần đây các nghiên cứu bắt đầu mang định hướng thực tiễn, đặc biệt các nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp, kỹ thuật, chất liệu, môi trường, giá thể để nuôi cấy tế bào gốc phục vụ điều trị. Mặc dù các nghiên cứu trên thực nghiệm không hoàn toàn được áp dụng trên người song nhờ đó mà các nghiên cứu ứng dụng trên người mới có cơ sở để thực hiện. Tế bào gốc trung mô là một trong những dòng tế bào được nghiên cứu nhiều nhất do những ưu điểm của nó trong mục đích sử dụng cùng như khả năng được biệt hóa. Tại Việt Nam, tế bào gốc trong mô tách chiết từ tủy xương cũng đã được nghiên cứu trên thực nghiệm đánh giá khả năng liền xương sau cấy ghép san hô chứa tế bào gốc nuôi cấy ( Huỳnh Duy Thảo). Tuy nhiên thời gian nuôi cấy trong môi trường biệt hóa lên đến 21 ngày, nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn này chỉ 7 ngày, giảm đáng kể thời gian và kinh phí. Mặt khác, để định danh dòng tế bào sau biệt hóa chúng tôi đã sử dụng đầy đủ các kỹ thuật định danh hiện đại như hóa mô miễn dịch, kỹ thuật quan sát dưới hiển vi điện tử và đặc biệt đã đánh giá được khả năng tạo xương trên động vật. Đểm mới thứ 2 của luận án là kết quả bảo quản lạnh tế bào gốc tạo xương trong môi trường không huyết thanh. Bảo quản lạnh trong môi trường có huyết thanh (FBS) là một kỹ thuật thường qui. Tuy nhiên sự có mặt của huyêt thanh, đặc biệt huyêt thanh bào thai bò (Fetal Bovine Serum) thường gây cho các nhà lâm sàng lo ngại về khả năng lây nhiễm một số bệnh virus cũng như độ tinh khiết của nó. Bên cạnh đó huyết thành khá đắt, việc nghiên cứu tế bào gốc vì mục đích điều trị đòi hỏi một sản phẩm an toàn. Trong luận án này chúng tôi đã bảo quản thành công tế bào gốc trong môi trường không huyết thanh với tỷ lệ tế bào sống trên 60%, với tỷ lệ tế bào sống chưa cao so với bảo quản trong môi trường có huyết thanh, song đây cũng là một kết quả mới có ý nghĩa thực tiễn cao áp dụng trong lâm sàng. Tóm lại luận án là một công trình khoa học mà kết quả nghiên cứu có những đóng góp mới, có ý nghĩa thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc ở Việt Nam, trong đó kết quả biệt hóa thành công tế bào gốc trung mô thành tế bào gốc tạo xương, kết quả nghiên cứu khả năng tạo xương trên thực nghiệm, kết quả bảo quản lạnh tế bào trong môi trường không có huyết thanh là những đóng góp mới. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4931 |
Bộ sưu tập: | Luận án (nghiên cứu sinh) |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
LETHIHONGNHUNG-LAmophoi31.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 4.13 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn | |
LeThiHongNhung-ttMOPHOI31.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.47 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.