Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4902
Title: | Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp |
Authors: | Nguyễn Thị Hồng Diễm |
Advisor: | PGS.TS. Chu Văn Thăng PGS.TS. Nguyễn Văn Bình |
Keywords: | Y tế công cộng - 62720301 |
Issue Date: | 2016 |
Abstract: | Tên đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng ba bệnh lứa tuổi học đường phổ biến ở học sinh tiểu học và đề xuất giải pháp”. Mã số:62720301 Chuyên ngành: Y tế công cộng Nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Hồng Diễm Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Chu Văn Thăng; 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Bình Cơ sở đào tạo:Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế Công cộng -Trường Đại học Y Hà Nội. Những kết luận mới của luận án: - Đề tài đã nghiên cứu tình trạng hiện mắc cận thị, cong vẹo cột sống, sâu răng học sinh tiểu học tại 6 tỉnh thuộc 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên Việt Nam. Tỉ lệ hiện mắc cận thị ở học sinh tiểu học là 5,8%, có xu hướng tăng lên theo lớp từ 2,9% ở lớp 1, tăng lên 8,3% ở lớp 5; khác nhau rõ rệt ở các vùng, tỷ lệ cao ở Hải Phòng 10,5%, TP. Hồ Chí Minh 6,5%, tỷ lệ thấp ở Kon Tum 0,9%, Hòa Bình 1,1%. Tỷ lệ mắc cong vẹo cột sống ở học sinh không cao 3,6%, tỷ lệ khác biệt theo giới (nữ là 3,0% và nam là 4,1%), tăng theo lớp học, khác nhau ở các vùng miền, tỷ lệ cao ở vùng nông thôn, miền núi (Hòa Bình 7,9%, Kon Tum 7,1%), tỷ lệ thấp ở đô thị (TP. Hồ Chí Minh 2,0%, Hải Phòng 1,3%). Tỷ lệ sâu răng ở học sinh tiểu học khá cao 73,4%, có khác biệt theo giới, nữ cao hơn nam, có xu hướng giảm dần theo tuổi, không khác biệt đáng kể theo vùng, miền (66,0%- 86,6%). - Đề tài đã phân tích và chỉ ra những tồn tại của công tác YTTH của các trường tiểu học, điều kiện vệ sinh lớp học không đảm bảo cùng với tình trạng thiếu kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên trong phòng chống bệnh tật lứa tuổi học đường, góp phần gia tăng tình trạng mắc các bệnh trên ở học sinh tiểu học. Tình trạng thiếu kiến thức, thực hành không đúng của học sinh, cha mẹ học sinh làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị, CVCS, sâu răng của học sinh từ 1,4 - 2,1 lần với ý nghĩa thống kê p < 0,05. - Đã xây dựng và thử nghiệm mô hình can thiệp “Trường học Nâng cao sức khỏe trong phòng chống các bệnh lứa tuổi học đường” tại 4 trường tiểu học ở Hải Phòng. Bước đầu đã chứng minh hiệu quả của mô hình can thiệp trong giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, thay đổi tỷ lệ hiện mắc 3 bệnh trên ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Trên cơ sở kết quả thu được đã bổ sung, điều chỉnh để xây dựng mô hình “Trường học Nâng cao sức khỏe trong phòng chống các bệnh lứa tuổi học đường” trong đó có phòng chống cận thị, CVCS và sâu răng ở học sinh có thể áp dụng triển khai mở rộng tại các địa phương khác trong thời gian tới. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4902 |
Appears in Collections: | Luận án (nghiên cứu sinh) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
NGUYENTHIHONGDIEM-YTCC30.pdf Restricted Access | 2.01 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
NguyenThiHongDiem-tt.pdf Restricted Access | 1.89 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.