Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/482
Title: HOẠT ĐỘNG QUẢN LÍ MỘT SỐ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM Ở CÁC TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2017
Authors: VÕ ĐỨC, TOÀN
Advisor: . PGS. TS Nguyễn Minh, Tâm
TS. Nguyễn Nam, Hùng
Keywords: quản lí một số bệnh không lây nhiễm ở các trạm y tế xã, phường tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Bệnh không lây nhiễm hiện nay đã trở thành một trong những vấn đề thách thức hàng đầu đối với hệ thống y tế, tác động trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của con người trong thế kỷ 21 [1]. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bốn bệnh chính trong nhóm bệnh lí này gồm có đái tháo đường, bệnh lí về tim mạch, bệnh phổi mạn tính và ung thư, là nguyên nhân gây ra khoảng 40 triệu trường hợp tử vong, chiếm đến gần 70% số trường hợp tử vong hàng năm do tất cả các nguyên nhân. Gánh nặng tử vong do những bệnh lí trên phân bố không đồng đều giữa các nhóm quốc gia, gần 3/4 số trường hợp rơi vào những quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình [2]. Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm đến 66% số năm sống được hiệu chỉnh theo mức độ bệnh tật (Disability Adjusted Live Years - DALY) [3]. Với tỉ lệ gia tăng nhanh chóng của nhóm bệnh này, Chính phủ nước ta đã ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm từ năm 2002 với mục tiêu giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong do các bệnh lí này ở cộng đồng [4]. Trong đó nhấn mạnh y tế cơ sở (bao gồm y tế tuyến xã, phường, thị trấn và y tế thôn, bản) gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và y tế dự phòng là chiến lược quản lí và điều trị bệnh không lây nhiễm đỡ tốn kém, hiệu quả lâu dài và bền vững ở Việt Nam [5]. Trên thực tế, việc quản lí bệnh không lây nhiễm chủ yếu tập trung vào hệ thống các bệnh viện, trong khi những hướng dẫn, trang thiết bị và thuốc dành cho tuyến y tế cơ sở chỉ ở mức cơ bản và phần lớn không được thực hiện tốt. Nghiên cứu tại 3 tỉnh khu vực phía Bắc cho thấy tỉ lệ Trạm y tế cung cấp dịch vụ quản lí bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lí hô hấp mạn tính) lần lượt là 53%, 64% và 39% [6]. Nghiên cứu tương tự tại Sierra Leone - quốc gia Tây Phi cho kết quả thấp hơn với các tỉ lệ lần lượt là 38%, 33% và 12% [7]. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy không có nhiều các dịch vụ tương ứng ở tuyến y tế cơ sở nhằm đảm bảo phát hiện sớm, quản lí và chăm sóc liên tục, phối hợp cho các bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm. Dịch vụ chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm tại Trạm tập trung chủ yếu 2 bệnh lí là tăng huyết áp và đái tháo đường, trong khi đó chẩn đoán sớm bệnh lí hô hấp mạn tính và ung thư vẫn chưa thực hiện tại Trạm [8]. Công tác quản lý bệnh đái tháo đường tại tuyến y tế cơ sở vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Long cùng cộng sự cũng đã chỉ ra rằng rào cản lớn nhất trong việc cung ứng dịch vụ điều trị và quản lí bệnh nhân đái tháo đường tại cộng đồng là do tình trạng thiếu thuốc men [9]. Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hiện tại huyện Chí Linh, Hải Dương cho thấy, hoạt động quản lí bệnh không lây nhiễm tại Trạm y tế chỉ tập trung chủ yếu vào điều trị chứ chưa chú trọng vào việc quản lí các yếu tố nguy cơ cho bệnh nhân
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/482
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUẬN VĂN THẠC SỸ TOÀN YHGĐ.docx
  Restricted Access
436.64 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.