Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/481
Nhan đề: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ LOÀI BORDETELLA Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ HO GÀ ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG TỪ 01/2016 ĐẾN 12/2017
Tác giả: NGUYỄN THANH, HẰNG
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ, Trung
TS. Lê Văn, Duyệt
Từ khoá: Bordetella ở bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ ho gà;nhiễm Bordetella.
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở đường hô hấp căn nguyên do vi khuẩn B. pertussis gây ra. Bên cạnh đó, ba thành viên khác của chi Bordetella cũng liên quan đến các nhiễm trùng đường hô hấp là B. parapertussis, B. holmesii và ít gặp hơn là B. bronchiseptica. Những loài Bordetella này có thể gây ra bệnh lý đường hô hấp với những triệu chứng không điển hình và với mức độ nhẹ hơn [1], [2]. Bệnh có thể gây thành dịch trong cộng đồng, mọi lứa tuổi chưa có miễn dịch đều có nguy cơ mắc thậm chí tử vong đối với trẻ dưới một tuổi. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2008, có khoảng 16 triệu trường hợp ho gà trên toàn thế giới. Trong đó 95% là ở các nước đang phát triển và khoảng 195.000 trẻ em bị tử vong do bệnh này [3]. Tại Việt Nam, khi có Chương trình Tiêm chủng mở rộng với 3 liều vắc xin cơ bản: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ dưới 1 tuổi từ đầu những năm 1986, tỷ lệ mắc và tử vong do ho gà ở trẻ em giảm đáng kể. Năm 1992 tỷ lệ mắc ho gà là 8,6/100000 dân, sau 20 năm tỷ lệ này đã giảm xuống còn 0,1. Tuy nhiên, bệnh vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát và vẫn gây tử vong,đặc biệt ở trẻ nhỏ. Theo số liệu báo cáo của Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2015, cả nước có 309 ca mắc, đến năm 2016 số ca mắc gần tương tự là 295 ca [4]. Biểu hiện lâm sàng bệnh ho gà khác nhau theo tuổi, đặc biệt, ở trẻ nhỏ bệnh thường không điển hình và có tiến triển nặng. Do có tiêm phòng nên bệnh cảnh lâm sàng của ho gà cũng có nhiều thay đổi và cần có các xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Các kỹ thuật phát hiện nhiễm Bordetella sử dụng hiện nay bao gồm nuôi cấy vi khuẩn, xét nghiệm huyết thanh học, xét nghiệm kháng nguyên huỳnh quang trực tiếp (DFA), và đặc biệt là kỹ thuật khuếch đại acid nucleic như phản ứng chuỗi polymerase (PCR). Trong đó, PCR đang đựợc sử dụng nhiều trong các phòng xét nghiệm vì có độ nhạy, độ đặc hiệu cao và thời gian xét nghiệm ngắn [5]. Các nghiên cứu tại Việt Nam về việc xác định một số loài gây bệnh ho gà vẫn còn hạn chế. Nhằm có thêm thông tin về phân bố các loài Bordetella và giúp định hướng chẩn đoán sớm, điều trị đặc hiệu, hạn chế các biến chứng và nguy cơ tử vong
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/481
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
luan văn Hằng THS V SINH.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
839.72 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.