Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4769
Nhan đề: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm H. pylori ở trẻ em và các thành viên hộ gia đình của hai dân tộc Thái và Khơ me
Tác giả: Nguyễn Thị Anh Xuân
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn văn Bàng
Từ khoá: Nhi khoa - 62720135
Năm xuất bản: 2016
Tóm tắt: Tóm tắt tiếng việt: BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------------------------------- THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tên luận án: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm H. pylori ở trẻ em và các thành viên hộ gia đình của hai dân tộc Thái và Khơ me Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Anh Xuân Chuyên ngành: Nhi Khoa Mã số: 62720135 NỘI DUNG TRÍCH YẾU: Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori ) là 1 trong 3 tác nhân vi sinh gây ung thư có thể phòng tránh, nguyên nhân chính gây loét dạ dày-tá tràng. Thiết lập được bản đồ dịch tễ nhiễm H. pyloriở mỗi vùng địa lý, đặc biệt là dân tộc thiểu số, tìm hiểu các yếu tố nguy cơ là điều kiện tiên quyết để có chính sách can thiệp y tế công cộng nhằm khống chế việc lây nhiễm vi khuẩn này. Đề tài nhằm mục đích: (1)So sánh tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em và các thành viên hộ gia đình hai dân tộc thiểu số Thái, Khơ me với người kinh trong cùng địa bàn nghiên cứu. (2). Xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori ở các nhóm đối tượng nghiên cứu trên.(3) Bước đầu xác định một số kiểu gen gây bệnh (Cag A và Vag A) của các chủng H. pylori trên những đối tượng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nội dung nghiên cứu gồm : (1). Điều tra dịch tễ tại địa bàn Điện Biên và Trà Vinh; (2) Thu thập mẫu máu; (3) Xét nghiệm kháng thể kháng H. Pylori; Xác định nhóm máu hệ ABO; (4) Tách chiết DNA từ mẫu huyết thanh của bệnh nhân có bệnh lý tiêu hóa và H. Pylori dương tính; (5)Phản ứng PCR xác định tình trạng CagA, VacA. (6) Phân tích xác định các yếu tố nguy cơ nhiễm H. Pylori. Kết quả nghiên cứu: (1).Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Điện Biên là 42,6% (43,4% ở người lớn, 42,8%) ở trẻ em) và ở Trà Vinh là 36,7% (40,2% ở người lớn, 32,1%) ở trẻ em). (2).Các yếu tố liên quan tới lây nhiễm H. pylori ở trẻ: (a) các yếu tố làm tăng lây nhiễm: (1) học vấn mẹ thấp, (2) trẻ ăn bốc, (3) trẻ đã từng được nhai sún thức ăn, (4) mẹ, anh chị nhiễm H. pylori. (b) Các yếu tố làm giảm lây nhiễm: (1) nhóm máu O, hoặc B, (2) nhà vệ sinh đạt chuẩn, (3) trẻ rửa tay thường xuyên trước ăn, (4) trẻ rửa tay thường xuyên sau đại tiện. (c) Ở người có bệnh lý dạ dày, tỷ lệ chung có CagA là 13,45% (19,42% tại Điện Biên; 4,41% tại Trà Vinh); 11,54% ở người Kinh, 22,41% ở người Thái, 2,86% ở người Khơ me, tỷ lệ chung có VacA là 18,13%, (25,24% ở Điện Biên, 7,35% ở Trà Vinh), 16,67% ở người Kinh, 25,86% ở người Thái và 8,57% ở người Khơ me. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện về dịch tễ nhiễm H. pylori ở dối tượng người Thái và người Khơ me tại Việt Nam. Lần đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu mối liên quan giữa các nhóm máu hệ ABO với tình trạng nhiễm H. pylori và một số kiểu gen gây bệnh (Cag A và Vac A) của các chủng H. pylori được xác định bằng kỹ thuật PCR huyết thanh là một phương pháp rất mới. Nghiên cứu góp phần vào việc xác định tần suất nhiễm H. pylori và các yếu tố liên quan đến lây nhiễm trên hai dân tộc thiểu số có số lượng người đông trong số hơn 50 dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Kết quả từ nghiên cứu là một phần quan trọng trong dữ liệu quốc gia giúp cho việc xác định những biện pháp thích hợp và hiệu quả trong việc can thiệp làm giảm tình trạng lây nhiễm H. pylori tùy theo hoàn cảnh cụ thể của từng cộng đồng dân tộc. Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016 NGƯỜI HƯỚNG DẪN PGS.TS Nguyễn văn Bàng NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Thị Anh Xuân Tóm tắt tiếng anh: MINISTRY OF HEALTH HANOI MEDICAL UNIVERSITY ------------------------------------- SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness SUMMARY INFORMATION ABOUT NEW CONCLUSIONS OF PHYLOSOPHIC DOCTORAL THESIS Name of the thesis: Study of epidemiological characteristics of Helicobacter pylori infection in children and the household members of two minority ethnics (Thai and Khmer) Student’s name: Nguyen Thi Anh Xuan Specialty: Pediatrics Registered code: 62720135 MAJOR EXTRACT CONTENT The bacterium Helicobacter pylori (H. pylori) is one of three microbial agents causing preventable cancer, the main cause of gastro-duodenal ulcers. Establishing an epidemiological map of H. pylori infection in each geographic region, especially minorities, and identify the risky factors are prerequisite to develop public health intervention policy in order to control this infection. The aim of the thesis is to: (A) compare H. pylori infection rates in children and in their household members of two minority ethnics (Thai, Khmer) and Kinh people living in the same area; (B) identify risk factors of H. pylori infection in children of studied population; (C) preliminarily identify some pathogenic genotypes (CagA and VagA) of the H. pylori strains from subjects with digestive symptoms. Research methodology: Descriptive cross-sectional study. Research contents include: (1). Epidemiological investigation in Thai (Dien Bien) and Khmer (Tra Vinh) people; (2) Collection of blood samples; (3) Test for anti-H. pylori antibodies; (4) Blood group identification of ABO system; (5) DNA extraction from serum samples of patients with digestive diseases and positive H. pylori for PCR determining the status of CagA and VacA. (6) Analysis identifying the risk factors for infection with H. pylori in children. Research results: (A) Prevalence of H. pylori in Dien Bien was 42.6% (43.4% in adults, 42.8% in children) and 36.7% in TraVinh (40.2% in adults, 32.1% in children). (B) Factors related to H. pylori infection in children including: (a) factors facilitating the infection: (1) low level of maternal education, (2) children taking food with fingers, (3) children fed by chewed food in childhood, (4) mother, brothers or sisters infected with H. pylori. (b) factors hampering the infection including: (1) blood group O or B, (2) well-standardized toilet, (3) children washing hands frequently before meal and after defecation. (c) In all people with digestive symptoms, the rate of germ with positive CagA was 13.45% (19.42% in Dien Bien; 4.41% in Tra Vinh); 11.54% in Kinh, 22.41% in Thai, 2.86% and in Khmer; the rate of germ with positive VacA was 18.13% (25.24% in Dien Bien, 7.35% in Tra Vinh), 16.67% in Kinh, 25.86% in Thais and 8.57% in Khmer. This was the first study comprehensively evaluating the epidemiology of H. pylori infection in Thai and Khmer people in Vietnam. It was also the first study investigating the relationship between ABO blood group system and H. pylori infection, as well as identifying pathogenic genotypes (CagA and VacA) of H. pylori strains using a new approach (serum PCR). This study allowed to determine the prevalence of H. pylori infection and factors related to the infection in two minority ethnics with large inhabitants among more than 50 minority ethnics in Vietnam. Results obtained from the study contribute an important part to the national data allowing health authority to determine appropriate measures for effective intervention in order to reduce H. pylori infection in the studied populations. Hanoi, 25thApril 2016 THESIS DIRECTOR PhD. Nguyen Van Bang – Assoc.Prof. THESIS STUDENT Nguyen Thi Anh Xuan Mentor/instructor PhD. Nguyen Van Bang – Assoc.Prof. PhD Candidate Nguyen Thi Anh Xuan
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4769
Bộ sưu tập: Luận án (nghiên cứu sinh)

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
NGUYENTHIANHXUAN-LA.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.91 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
NguyenThiAnhXuan-tt.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.14 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.