Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4747
Title: | Chẩn đoán bệnh vú bằng lâm sàng và tế bào học chọc hút kim nhỏ có hướng dẫn của siêu âm |
Authors: | Trần Mạnh Hà |
Advisor: | PGS.TS. Nguyễn Văn Hưng |
Keywords: | Giải phẫu bệnh và pháp y - 62720105 |
Issue Date: | 2019 |
Abstract: | Phân loại bệnh tuyến vú bằng tế bào học theo Hệ thống phân loại 5 tầng được xác nhận áp dụng và phổ biến bởi Chương trình Kiểm tra vú Quốc gia của Vương quốc Anh (NHSBSP), Viện Ung thư Quốc gia của Mỹ (NCI) và Đại học Bệnh học Hoàng gia Úc (RCPA) với tiêu chuẩn hình thái tế bào trong chẩn đoán tế bào học các bệnh tuyến vú chính xác, đặc biệt tổn thương ung thư vú. Từ đó xác định giá trị của phương pháp tế bào học bệnh vú. Kết quả nghiên cứu có 88,6% trường hợp bệnh tuyến vú lành tính (C2), bao gồm: xơ nang tuyến (35,7%), u xơ tuyến (26,7%), u nang tuyến (9,8%), viêm cấp tính và áp xe (8,0%) và 8,4% là các bệnh lành tính khác; 10,4% ung thư vú (C5) và 1% nghi ngờ ung thư vú (C4). Chẩn đoán tế bào học có độ nhạy: 100%; độ đặc hiệu: 98,9%; giá trị tiên đoán dương: 94,7%; giá trị tiên đoán âm: 100%; tỉ lệ dương tính giả: 0,9% và tỉ lệ âm tính giả là 0%. Phân độ tế bào ung thư vú theo thang điểm của Robinson rất hữu ích cho điều trị và tiên lượng có đối chiếu với mô bệnh học sau phẫu thuật, đặc biệt trong trường hợp ung thư tái phát. So với kết quả phân độ mô học theo hệ thống phân độ Scarff Bloom Richardson sửa đổi, tỉ lệ phù hợp chung là 91,1%; tỉ lệ phù hợp đối với các khối u độ I là 66,7%, độ II là 93,5% và độ III là 100%. Hệ số tương quan xếp hạng Spearman cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa độ tế bào học và độ mô học với p<0,001. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4747 |
Appears in Collections: | Luận án (nghiên cứu sinh) |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
TranManhHa_ttGPB32.pdf Restricted Access | 551.36 kB | Adobe PDF | Sign in to read | |
TRANMANHHA_LAgpb32.pdf Restricted Access | 2.22 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.