Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/473
Title: Đánh giá kết quả của phương pháp hút áp lực âm trong điều trị loét ở bệnh nhân đái tháo đường
Authors: Đỗ Thị Thu, Huyền
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu, Vân
Keywords: pháp hút áp lực âm trong điều trị loét ở bệnh nhân đái tháo đường.;kết quả điều trị loét ở bệnh nhân ĐTĐ bằng phương pháp hút áp lực âm.
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một thách thức lớn mang tính toàn cầu với sự gia tăng không ngừng tỷ lệ mắc bệnh và các biến chứng của bệnh. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế: International Diabetes Federation (IDF) ước tính năm 2017 có 451 triệu người bị mắc ĐTĐ trên toàn thế giới và dự kiến sẽ tăng lên 693 triệu người vào năm 2045, 3/4 số trường hợp mắc ĐTĐ xảy ra ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, 2/3 số người mắc ĐTĐ ở độ tuổi lao động [1]. Người bệnh mắc ĐTĐ khi bị loét da thì chậm liền hoặc khó liền hơn so với người không mắc ĐTĐ, các tổn thương ban đầu phỏng rộp, vết thương nhỏ do dẫm phải dị vật... thường bị bỏ qua, bệnh nhân đến bệnh viện muộn kèm theo biến chứng của ĐTĐ, yếu tố nhiễm trùng và tình trạng kiểm soát đường máu kém làm cho tình trạng chung của vết thương thường nặng viêm mô tế bào sâu, viêm tủy xương hoặc hoại tử, nguy cơ nhiễm khuẩn huyết và cắt cụt cao. Nghiên cứu Armstrong DG và cộng sự năm 2005 tại Hoa Kỳ tỷ lệ loét bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ chiếm 4 - 10%, 1/2 trong số đó biến chứng nhiễm trùng, 1/5 cần phải cắt cụt [2], sau cắt cụt chi tỷ lệ tử vong 13 - 40% trong vòng 1 năm, 35 - 65% trong vòng 3 năm và 39 - 80% trong vòng 5 năm nặng nề hơn so với hầu hết các bệnh ác tính [3]. Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Lạc nghiên cứu tại Sóc Trăng từ năm 2005 - 2009 trên 1156 bệnh nhân ĐTĐ ghi nhận tỷ lệ loét bàn chân 8,6%, tỷ lệ cắt cụt chi 3,5% [4] Điều trị loét ở bệnh nhân ĐTĐ là vấn đề khó khăn, phương pháp điều trị cơ bản (cắt lọc vết thương, băng gạc ẩm, giảm tỳ đè...) mới chỉ đạt hiệu quả nhất định, vết thương chậm hoặc khó lành với thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị cao, nguy cơ mắc biến chứng do nằm lâu và nhiễm khuẩn bệnh viện. Loét bàn chân thực sự trở thành gánh nặng lớn cho ngành Y tế Quốc gia, tập trung giải quyết thách thức này là việc cần thiết để giảm gánh nặng về kinh tế và tỷ lệ tàn phế cho người bệnh. Điều này đặt ra sự cần thiết của ứng dụng các phương pháp tiên tiến để nâng cao hiệu quả điều trị loét ở bệnh nhân ĐTĐ. Hiện nay, Phương pháp hút áp lực âm: Negative pressure wound therapy (NPWT) là phương pháp tiên tiến đã được áp dụng trên thế giới trong việc điều trị làm lành các vết loét đặc biệt đối với vết loét ở bệnh nhân ĐTĐ. Phương pháp hút áp lực âm làm tăng tỷ lệ liền vết loét, phát triển mô hạt, thu hẹp diện tích vết loét và giảm chi phí điều trị so với thay băng thông thường [5], [6]. Tuy nhiên tại Việt Nam, nghiên cứu về phương pháp hút áp lực âm còn ít và đa phần thực hiện trên bệnh nhân không mắc ĐTĐ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/473
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
THS NOI-HUYỀN 28.docx
  Restricted Access
10.08 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.