Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/468
Nhan đề: NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ
Tác giả: NGUYỄN THỊ THU, HUYỀN
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Thị Kim, Dung
Từ khoá: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc màng bụng ngoại trú liên tục bằng phương pháp đánh giá tổng thể chủ quan (SGA).;Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở nhóm bệnh nhân trên.
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Bệnh thận mạn (Chronic Kidney Disease) là bệnh lý mạn tính gây tổn thương chức năng thận không hồi phục. Hậu quả, bệnh lý gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh cũng như chi phí điều trị tốn kém đi kèm. Đây là một trong những nguyên nhân gây gia tăng chi phi y tế và tạo ra gánh nặng kinh tế cho không chỉ người bệnh và gia đình mà còn ảnh hưởng kinh tế quốc gia và toàn cầu. Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh thận mạn tính đang gia tăng rất nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ và Châu Á cho thấy khoảng 9 - 13% dân số thế giới mắc bệnh thận mạn và cần điều trị thay thế bằng ghép thận hoặc lọc máu (thận nhân tạo và lọc màng bụng) [1]. Trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) đang được điều trị thay thế bằng một trong những biện pháp trên và ước đoán con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2020. Thận nhân tạo chu kỳ, lọc màng bụng và ghép thận là ba phương pháp điều trị thận thay thế hiện tại và đều đã được áp dụng tại Việt Nam. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu nhược điểm riêng. Trong đó lọc màng bụng liên tục ngoại trú là phương pháp rẻ tiền, có nhiều tự do hơn, bệnh nhân không cần đến các trung tâm chạy thận để điều trị, có thể duy trì sinh hoạt hàng ngày trong suốt quá trình, tránh lây nhiễm chéo không gây rối loạn huyết động, dễ dung nạp và còn thích hợp cả với trẻ em nên là phương pháp được lựa chọn nếu không có chống chỉ định [2]. Tại Việt Nam, lọc màng bụng đã được áp dụng lần đầu tiên năm 1970 để điều trị suy thận cấp tại khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai và từ 2005 phương pháp này được áp dụng cho điều trị suy thận mạn tính giai đoạn cuối một cách phổ biến, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân [3]. Mặc dù có những cải tiến đáng kể trong kỹ thuật điều trị thay thế thận nhưng tỉ lệ bệnh tật và tử vong ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối vẫn còn duy trì ở mức cao [3]. Trong số các yếu tố ảnh hưởng bất lợi trên kết quả lâm sàng của những đối tượng bệnh nhân này, tình trạng suy dinh dưỡng protein – năng lượng đóng vai trò quan trọng [3]. Nhiều nghiên cứu cho thấy suy dinh dưỡng protein – năng lượng có liên quan đến các tình trạng bệnh lý và tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn [4]. Có nhiều bằng chứng gợi ý về sự hiện diện của suy dinh dưỡng protein – năng lượng phối hợp với tình trạng viêm ở bệnh nhân suy thận mạn làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành vết thương [6], [7]. Hơn nữa, tình trạng suy dinh dưỡng protein – năng lượng ngày càng tiến triển xấu hơn theo thời gian và có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ tử vong do tai biến tim mạch ở bệnh nhân lọc thận [7],[9]. Tuy nhiên, trên bệnh nhân lọc màng bụng, vấn đề dinh dưỡng chưa được đề cập sâu
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/468
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luận văn Thu Huyền THS NOI.doc
  Tập tin giới hạn truy cập
3.98 MBMicrosoft Word


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.