Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/467
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM CỦA VIÊM GÂN CHÀY SAU ĐƠN THUẦN
Tác giả: ĐỖ THỊ HUYỀN, TRANG
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vĩnh, Ngọc
Từ khoá: đặc điểm lâm sàng và siêu âm của viêm gân chày sau đơn thuần.;mối liên quan giữa tình trạng viêm gân chày sau trên siêu âm với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Viêm gân chày sau là một trong những bệnh lý phổ biến của cổ bàn chân. Theo Kohls - GatzoulisJ (2009), tỷ lệ phụ nữ trên 40 tuổi tại Anh bị rối loạn chức năng gân chày sau là 3,3% [1]; tỷ lệ phụ nữ trung niên béo phì bị rối loạn chức năng gân chày sau là trên 10% [2],[3]. Gân chày sau đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ vòm dọc của bàn chân. Do đó khi tổn thương gân chày sau có thể gây mất vững vòm gan chân, hậu quả gây tật bàn chân bẹt [3]. Chẩn đoán viêm gân chày sau có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng như sưng, đau tại mặt trong mắt cá chân. Tuy nhiên triệu chứng lâm sàng không phải lúc nào cũng điển hình và dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như bong gân mắt cá chân làm trì hoãn việc chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh sớm có thể giúp cải thiện triệu chứng và ngăn chặn sự biến dạng bàn chân. Có nhiều phương pháp cận lâm sàng có thể được áp dụng để chẩn đoán viêm gân chày sau nhưng các thăm dò cận lâm sàng còn một số nhược điểm. Sinh thiết mô gân là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, nhưng khó áp dụng trong lâm sàng. Chụp MRI khớp cổ chân có thể phát hiện tình trạng viêm gân, viêm bao gân, viêm điểm bám gân, tuy nhiên đây là kỹ thuật chuyên sâu, tốn kém về kinh phí. Chụp X - Quang khớp cổ chân thường quy cũng có thể phát hiện tình trạng khuyết xương tại điểm bám gân cũng như những thay đổi về sự phát triển xương, tuy nhiên thường phát hiện tổn thương ở giai đoạn muộn của bệnh [4],[5]. Siêu âm là phương pháp không xâm lấn, giúp chẩn đoán nhanh chóng và hiệu quả viêm gân chày sau. Siêu âm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán viêm gân chày sau, trong khi đó siêu âm dễ thực hiện và chi phí thấp hơn nhiều so với MRI. Theo Premkumar Avà cộng sự (2002), nghiên cứu hình ảnh siêu âm và MRI của bệnh lý gân chày sau trên 44 bệnh nhân cho thấy khi so sánh với MRI trong chẩn đoán bệnh lý gân chày sau siêu âm có độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 90%, đặc biệt trong chẩn đoán viêm bao gân siêu âm có độ nhạy 90%, độ đặc hiệu 80% [6]. Viêm gân chày sau là một bệnh lý thường gặp, để lại hậu quả nặng nề cũng như gánh nặng kinh tế cho giai đình cũng như xã hội. Chẩn đoán viêm gân chày sau bằng siêu âm là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng tại nhiều tuyến y tế. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá hình ảnh siêu âm của viêm gân chày sau.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/467
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LUAN VAN THAC SI Y HOC - DO THI HUYEN TRANG - NOI KHOA.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
2.43 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.