Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4657
Title: NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG FLARE-UP VÀ ANTAGONIST TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TIÊN ỢNG ĐÁP ỨNG KÉM TRONG THỤ TINH ỐNG NGHIỆM
Authors: NGUYỄN ANH THƠ
Advisor: GS.TS. Nguyễn Viết Tiến
PGS.TS. Nguyễn Xuân Hợi
Keywords: Sản phụ khoa
Issue Date: 2023
Abstract: Vô sinh là một vấn đề nhận được nhiều quan tâm trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những bệnh nhân được phân loại “đáp ứng kém” là những người bệnh có số lượng noãn chọc hút được ít từ đó dẫn tới số lượng phôi ít và càng ít phôi thì tỷ lệ có thai lâm sàng cũng như tỷ lệ sinh sống càng giảm so với những bệnh nhân có đáp ứng buồng trứng bình thường. Việc tìm ra phác đồ tối ưu với đối tượng tiên lượng đáp ứng kém trong thụ tinh trong ống nghiệm vẫn là một thử thách khó khăn với các bác sỹ hỗ trợ sinh sản. Tỷ lệ đáp ứng kém buồng trứng giao động trong khoảng từ 9% đến 24% trong nhóm phụ nữ điều trị IVF và kết quả điều trị rất hạn chế trong nhóm này do tỷ lệ có thai lâm sàng thấp, tỷ lệ huỷ chu kỳ cao do không thu được trứng khi chọc hút. Để tránh nguy cơ huỷ chu kỳ, một vài phương pháp được áp dụng như giảm liều và thời điểm sử dụng GnRH-agonist hoặc sử dụng phác đồ flare-up. Theo lý thuyết, 2 chiến lược điều trị trên có thể giảm mức độ ức chế buồng trứng trong khi nhấn mạnh tác động tích cực của GnRH-agonist lên sự giải phóng gonadotropin của tuyến tuỵ. Với sự phát hiện ra thụ thể GnRH ở buồng trứng, nhiều nhà khoa học cho rằng hormone GnRH có tác dụng trực tiếp ức chế buồng trứng có thể sử dụng được với những bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém. Để khắc phục được hiện tượng hoàng thể hóa sớm, nhiều nhà nghiên cứu đã giảm liều và thời gian sử dụng agonist như là sử dụng phác đồ flare-up microdose. Tỷ lệ có thai lâm sàng chung của phác đồ flare-up trên nhóm bệnh nhân đáp ứng kém giao động từ 12% đến 26,3%. Tuy nhiên, một số kết quả nghiên cứu còn nhiều tranh cãi khi giảm liều GnRH-agonist mặc dù có cải thiện về kết quả điều trị IVF nhưng cũng làm tăng tỷ lệ huỷ chu kỳ hoặc kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, tăng chi phí điều trị. Trong những năm gần đây, phác đồ GnRH antagonist được sử dụng để điều trị những trường hợp đáp ứng kém và tránh hiện tượng hoàng thể hoá sớm. Nguyên lý của GnRH-antagonist không ức chế quá trình phát triển của nang noãn-đây là mấu chốt quan trọng ở những bệnh nhân có số lượng nang thứ cấp ít do GnRH antagonist có thể được tiêm vào pha nang noãn muộn. Sau khi phác đồ GnRH antagonist được đưa vào sử dụng thường quy cùng với phác đồ flare-up, 2 phác đồ này trở nên phổ biến trong điều trị nhóm bệnh nhân đáp ứng kém tuy nhiên các báo cáo kết quả còn gây nhiều tranh cãi. Trên thế giới nhiều nghiên cứu gần đây đã sử dụng GnRH agonist flare-up và GnRH antagonist theo các phác đồ khác nhau nhằm tìm ra phác đồ kích thích buồng trứng hiệu quả tối ưu đặc biệt trên nhóm bệnh nhân có nguy cơ đáp ứng kém với kích thích buồng trứng. Chính vì những lý do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ kích thích buồng trứng flare-up và antagonist trên bệnh nhân có tiên lượng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm”
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4657
Appears in Collections:Luận án (nghiên cứu sinh)

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2. TOM TAT LUAN AN (TIENG ANH).pdf
  Restricted Access
635.63 kBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2. TOM TAT LUAN AN (TIENG VIET).pdf
  Restricted Access
874.98 kBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.