Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/463
Title: ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG, CĂN NGUYÊN SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ EM
Authors: TRẦN THỊ TRANG, ANH
Advisor: GS.TS. PHẠM NHẬT, AN
Keywords: sốt phát ban ở trẻ em
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Sốt phát ban là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em do nhiều căn nguyên gây nên, có thể xảy ra thành dịch. Trên thế giới, chỉ riêng sốt phát ban do Rubella, theo WHO năm 2009 đã có 121344 trường hợp từ 167 nước. Việt Nam ghi nhận có dịch phát ban ở Lào Cai năm 2009, dịch phát ban ở Nghệ An năm 2011 [1]...và nhiều vụ dịch gần đây. Trong một số báo cáo của Việt Nam thường nhắc tới căn nguyên của sốt phát ban do sởi và rubella hay gặp, trong 3 năm 2009-2011, số ca sốt phát ban nghi sởi hay rubella có đến 20000 trường hợp, trong đó 4/64 tỉnh mắc trên 1000 ca cũng gây nên sự quan tâm lớn của cộng đồng [2]. Tuy nhiên, còn rất nhiều căn nguyên gây sốt kèm phát ban khác ở trẻ nhỏ không chỉ ở Việt Nam mà theo các nghiên cứu trên thế giới do nhiều căn nguyên truyền nhiễm, đặc biệt là virus có thể gây dịch lây lan mạnh trong cộng đồng nếu không có phương pháp dự phòng, phát hiện sớm, quản lý hợp lý ca bệnh như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue, thuỷ đậu Ngoài ra còn có một số căn nguyên ít gặp hơn HHV-6, nhiễm khuẩn huyết, Rickettsia... các căn nguyên không nhiễm trùng hoặc không chẩn đoán ra căn nguyên. Tỷ lệ mắc bệnh và khả năng xảy ra thành dịch của sốt phát ban tuỳ thuộc vào từng giai đoạn, và các yếu tố như lứa tuổi, thời điểm theo mùa trong năm, giới... Việc chẩn đoán căn nguyên bệnh sốt phát ban trong giai đoạn sớm cần dựa vào các đặc điểm tổn thương mang tính đặc thù của từng loại bệnh, với tính chất diễn biến khác nhau, vị trí khác nhau và yếu tố dịch tễ khác nhau. Mặc dù sốt phát ban ở trẻ em rất phổ biến và đa dạng, kèm khả năng phát triển thành dịch, một số trường hợp gây ra các biến chứng nguy hiểm và biến chứng dài lâu, ngoài ra gần đây có những đợt dịch có xu hướng tăng nhưng đến nay chưa thực sự nhiều nghiên cứu đi sâu không chỉ trên thế giới và Việt Nam để đánh giá những đặc điểm chính của sốt phát ban trên lâm sàng, giúp cho tiếp cận trong chẩn đoán và điều trị có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, đã có các tiến bộ trong việc áp dụng các xét nghiệm đặc hiệu kỹ thuật cao để chẩn đoán nguyên nhân được cập nhật tại Việt Nam, các bệnh sốt phát ban đã ngày càng xác định được chính xác căn nguyên hơn, nên có giá trị, tuy nhiên giá thành còn cao, còn hạn chế trong việc phát hiện nhiều căn nguyên và chưa phổ biến ở mọi cơ sở y tế, chưa thể trở thành xét nghiệm thường quy trong chẩn đoán xác định. Vì thế việc định hướng chẩn đoán căn nguyên sốt phát ban ở trẻ em sớm dựa vào dấu hiệu lâm sàng và dịch tễ sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh dịch cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và dịch tễ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/463
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
THAC SI Y HOC - TRAN THI TRANG ANH - NHI KHOA.doc
  Restricted Access
33.22 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.