Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4628
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Ngọc, Quang | - |
dc.contributor.advisor | Phạm Minh, Tuấn | - |
dc.contributor.author | Lê Thị, Hạnh | - |
dc.date.accessioned | 2023-12-26T08:24:33Z | - |
dc.date.available | 2023-12-26T08:24:33Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4628 | - |
dc.description.abstract | CSI và ePVS là 2 thông số được tính tương ứng từ X-quang và xét nghiệm máu cơ bản, là những xét nghiệm sẵn có, chi phí thấp và đã được chứng minh có vai trò trong đánh giá sung huyết ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp. Để góp phần xây dựng thang điểm tiên lượng cho bệnh nhân nhập viện ngay từ tuyến cơ sở, chúng tôi thực hiện nghiên cứu giá trị tiên lượng của 2 chỉ số này trên 181 bệnh nhân suy tim cấp ngẫu nhiên nhập viện tại Viện Tim mạch. 1. Đặc điểm của CSI và ePVS ở bệnh nhân suy tim cấp nhập viện - CSI và ePVS là 2 chỉ số được tính từ Xquang ngực và công thức máu cơ bản: đã được chứng minh có giá trị trong đánh giá sung huyết ở bệnh nhân suy tim, sẵn có ở hầu hết các tuyến y tế và chi phí thấp, đặc biệt có thể thay đổi động học, tức là có thể đánh giá theo dõi hiệu quả điều trị. - CSI: khả năng áp dụng 84.5%, độ tin cậy cao (khi so sánh giữa các bác sĩ lâm sàng cùng mức độ chuyên môn không có sự khác biệt), tương quan có ý nghĩa thống kê với Albumin máu (beta = -0.38) và huyết áp tâm thu thời điểm nhập viện (beta = 0.16) - ePVS có tương quan và bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố khác, đặc biệt là tuổi (r = 0.32, p = 0.01, beta = 0.178) và mức lọc cầu thận (r = -0.35, p = 0.002, beta = -0.126) - CSI và ePVS không có mối tương quan với nhau. 2. Giá trị tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân và tái nhập viện vì suy tim của 2 chỉ số - CSI và ePVS không có mối tương quan với thời gian nằm viện (p= 0.848 và 0.162) - Khi đánh giá đơn độc CSI và eVPS không có ý nghĩa tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân, tuy nhiên khi kết hợp với nhau có ý nghĩa tiên lượng. Trong tiên lượng tái nhập viện trong 1 tháng, CSI và ePVS khi đánh giá đơn độc hay kết hợp đều có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. - Với ngưỡng 2.4, CSI có độ nhạy 66.7% và độ đặc hiệu 54.2%, mức độ vừa với AUC 0.65. Với ngưỡng 5.58, ePVS có độ nhạy 66.7% và độ đặc hiệu 62%, mức độ vừa với AUC 0.66 trong tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân - Với ngưỡng 2.44, CSI có độ nhạy 76.2% và độ đặc hiệu 63%, mức độ vừa với AUC 0.68. Với ngưỡng 5.39, ePVS có độ nhạy 66.7% và độ đặc hiệu 61%, mức độ vừa với AUC 0.69 trong tiên lượng tái nhập viện vì suy tim. - Kết hợp CSI và ePVS với các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng giúp cải thiện giá trị tiên lượng (AUC tử vong tăng từ 76.55% lên 85.86% và AUC tái nhập viện tăng từ 66 lên 77.5%). | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Suy tim cấp 3 1.1.1. Định nghĩa suy tim cấp 3 1.1.2. Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp 3 1.1.3. Chẩn đoán suy tim cấp 4 1.2. Sung huyết trong suy tim cấp 10 1.2.1. Sinh lý bệnh 10 1.2.2. Đánh giá sung huyết và giá trị của một số các phương pháp đánh giá sung huyết 13 1.3. Các yếu tố tiên lượng trong suy tim cấp 20 1.3.1. Đặc điểm bệnh nhân: 22 1.3.2. Về các yếu tố của suy tim 23 1.3.3. Bệnh đồng mắc 23 1.3.4. Các xét nghiệm sinh hóa máu 23 1.4. Chỉ số sung huyết phổi 25 1.5. Thể tích huyết tương ước tính 30 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 2.1. Đối tượng nghiên cứu 34 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 34 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 34 2.1.3. Cách chọn mẫu 34 2.1.4. Tính toán cỡ mẫu 34 2.2. Địa điểm nghiên cứu 35 2.3. Thời gian nghiên cứu 35 2.4. Phương pháp nghiên cứu 35 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: 35 2.4.2. Đạo đức nghiên cứu 36 2.4.3. Các biến số nghiên cứu: 36 2.4.4. Xử lý số liệu nghiên cứu: 38 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40 3.1. Đặc điểm chung nhóm bệnh nhân nghiên cứu 40 3.1.1. Các đặc điểm nhân trắc học: 40 3.1.2. Các bệnh đồng mắc: 40 3.1.3. Các triệu chứng cơ năng, các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng: 41 3.2. Nguyên nhân suy tim cấp 43 3.3. Đặc điểm 2 chỉ số 44 3.3.1. CSI 45 3.3.2. ePVS: 50 3.3.3. Mối tương quan giữa CSI và ePVS 54 3.4. Giá trị tiên lượng của CSI và ePVS 55 3.4.1. Mối tương quan giữa CSI và ePVS với thời gian nằm viện 55 3.4.2. Giá trị tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân của CSI và ePVS và khi kết hợp 2 chỉ số 56 3.4.3. Giá trị tiên lượng tái nhập viện vì suy tim của CSI, ePVS và khi kết hợp 2 chỉ số 60 3.5. Phân tích đa biến các yếu tố tác động đến tử vong và tái nhập viện 62 3.5.1. Các yếu tố tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân 62 3.5.2. Giá trị tiên lượng tái nhập viện của các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng 64 3.6. Giá trị cải thiện tiên lượng của CSI và ePVS khi kết hợp các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng khác 66 3.6.1. Giá trị tiên lượng tử vong do mọi nguyên nhân của các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng, và khi kết hợp với CSI và ePVS 66 3.6.2. Giá trị tiên lượng tái nhập viện trong vòng 1 tháng của các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng, và khi kết hợp với CSI và ePVS 69 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 72 4.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu 72 4.1.1. Các thông số nhân trắc học 72 4.1.2. Bệnh đồng mắc 73 4.1.3. Các triệu chứng cơ năng và dấu hiệu lâm sàng 74 4.1.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng 74 4.2. Khả năng áp dụng trên lâm sàng, đặc điểm của CSI và ePVS, độ tin cậy và vai trò nổi trội trong đánh giá sung huyết 75 4.2.1. Tính sẵn có và khả năng áp dụng trên thực hành lâm sàng: 75 4.2.2. Bàn luận về đặc điểm của CSI và ePVS: 76 4.3. Bàn luận về mối liên quan giữa CSI và ePVS và giá trị tiên lượng biến cố ở bệnh nhân nhập viện vì suy tim cấp 81 4.3.1. Mối liên quan giữa CSI và ePVS 81 4.3.2. Giá trị tiên lượng thời gian nằm viện ở bệnh nhân suy tim cấp nhập viện của CSI và ePVS 81 4.3.3. Giá trị tiên lượng tử vong của CSI và ePVS khi đánh giá đơn độc và khi kết hợp cả 2 chỉ số 82 4.3.4. Giá trị tiên lượng tái nhập viện của CSI và ePVS khi đánh giá đơn độc và khi kết hợp cả 2 chỉ số 83 4.4. Giá trị tiên lượng của các yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò cải thiện tiên lượng của CSI và ePVS khi kết hợp với các thông số khác 85 4.4.1. Giá trị cải thiện tiên lượng tử vong của các thông số và vai trò cải thiện tiên lượng tử vong của CSI và ePVS 85 4.4.2. Giá trị cải thiện tiên lượng tái nhập viện của các thông số và vai trò cải thiện tiên lượng tử vong của CSI và ePVS 87 4.5. Hạn chế của nghiên cứu 89 KẾT LUẬN 90 KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | chỉ số sung huyết phổi | vi_VN |
dc.subject | thể tích huyết tương ước tính | vi_VN |
dc.subject | suy tim cấp | vi_VN |
dc.title | Giá trị tiên lượng sớm của chỉ số sung huyết phổi (CSI) và thể tích huyết tương ước tính (ePVS) ở bệnh nhân suy tim cấp | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Lê Thị Hạnh, Bác sĩ nội trú chuyên ngành Nội Tim mạch khóa 46.docx Restricted Access | WORD | 4.52 MB | Microsoft Word XML | |
Lê Thị Hạnh, Bác sĩ nội trú chuyên ngành Nội Tim mạch khóa 46.pdf Restricted Access | 2.72 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.