Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4626
Title: NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NUỐT BẰNG KỸ THUẬT GHI HÌNH CHIẾU X-QUANG Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO
Authors: Nguyễn Thị Thanh, Nhàn
Advisor: Đàm Thủy ; Vũ Đăng, Trang; Lưu
Keywords: VFS;Ghi hình chiếu X-quang
Issue Date: 2023
Abstract: Đột quỵ não (ĐQN) là một nhóm bệnh thường gặp trong thực hành lâm sàng, là một thách thức của y học. Bệnh điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ĐQN đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới nam và nữ ở các lứa tuổi. Theo thống kê ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố qua từng thời kỳ 3-5 năm cho thấy tỷ lệ bệnh nhân vào điều trị nội trú tăng 1,7 – 2.5 lần. Rối loạn nuốt thường gặp ở bệnh nhân ĐQN, chiếm tỷ lệ khoảng 42-67% 7,8,9,10 gây hít sặc dẫn đến viêm phổi với tỷ lệ lên đến 73,4%. Trong nghiên cứu khác, rối loạn nuốt xảy ra ở 23-65% bệnh nhân ĐQN, 43-54% bệnh nhân có rối loạn nuốt bị sặc, trong số này 37% phát triển thành viêm phổi hít. Nếu viêm phổi hít không được chẩn đoán và điều trị 3,8% sẽ tử vong. Các hậu quả khác của rối loạn nuốt là tình trạng suy dinh dưỡng, mất nước, kéo dài thời gian nằm viện và tiên lượng xấu. Điều này đặt ra cho thầy thuốc vấn đề cần phát hiện sớm rối loạn nuốt ở bệnh nhân ĐQN, nhằm phòng tránh các biến chứng trên. Chẩn đoán tình trạng rối loạn nuốt phải dựa vào việc sàng lọc, đánh giá rối loạn nuốt; thăm khám lâm sàng (đánh giá nuốt không dụng cụ) và thăm dò chức năng (đánh giá nuốt bằng dụng cụ).14 Phương pháp sàng lọc nhanh tại giường (phương pháp lượng giá lâm sàng rút gọn) như sử dụng bảng điểm GUSS dựa vào sự có mặt của các triệu chứng rối loạn nuốt và chỉ có ý nghĩa trong việc sàng lọc rối loạn nuốt tại các đơn vị cấp cứu. Phương pháp lượng giá chi tiết tại giường bằng thang điểm của MANN tổng hợp các đánh giá chi tiết về tình trạng nuốt của bệnh nhân thông qua việc khai thác các thông tin bệnh sử, tiền sử, lượng giá về vận động và cảm giác vùng miệng hầu, thử nghiệm với các đồ ăn và thức uống khác nhau, là công cụ lâm sàng đáng tin cậy trong chẩn đoán rối loạn nuốt; tuy nhiên theo nghiên cứu của tác giả Chun-Lang Su (2016) thang điểm MANN không hữu ích trong phân biệt không hít sặc với hít sặc, hít sặc thầm lặng. Các phương pháp đánh giá nuốt có dụng cụ như ghi hình chiếu x-quang (VFS) được coi là công cụ tiêu chuẩn vàng trong đánh giá rối loạn nuốt và nội soi ống mềm đánh giá nuốt (FEES) là các công cụ cho phép bác sĩ nhìn trực tiếp các hoạt động nuốt của bệnh nhân. Không giống như đánh giá thông qua ghi hình chiếu X-quang, nội soi ống mềm không cho phép quan sát nuốt ở giai đoạn miệng và thực quản, tuy nhiên ghi hình chiếu X-quang đòi hỏi kỹ thuật, phương tiện và chuyên khoa sâu. Vì vậy tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sâu về chẩn đoán rối loạn nuốt ở bệnh nhân ĐQN có sử dụng ghi hình chiếu X-quang, mà chủ yếu là nghiên cứu về đánh giá rối loạn nuốt tại giường ở một số đơn vị cấp cứu; sử dụng thăm khám lâm sàng rối loạn nuốt bằng thang điểm lượng giá khả năng nuốt của Mann tại Trung tâm Phục hồi chức năng. Do đó nhằm đánh giá đặc điểm hình ảnh của ghi hình chiếu X-quang sử dụng trong chẩn đoán rối loạn nuốt ở bệnh nhân ĐQN chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu rối loạn nuốt bằng kỹ thuật ghi hình chiếu X-quang ở bệnh nhân đột quỵ não”.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4626
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN-BSNT-CDHA-46.pdf
  Restricted Access
2 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN - CDHA in nop.docx
  Restricted Access
4.21 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.