Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4609
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNgô Thị Thu Hương-
dc.contributor.authorNguyễn Đình Thành-
dc.date.accessioned2023-12-19T09:17:16Z-
dc.date.available2023-12-19T09:17:16Z-
dc.date.issued2023-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4609-
dc.description.abstractTỷ lệ mắc bệnh dậy thì sớm trung ương hiện nay ngày càng gia tăng. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để cải thiện chiều cao khi trưởng thành của bệnh nhân và giảm lo lắng ánh hưởng đến tâm lý của trẻ. Các chất đồng vận GnRH được sử dụng để điều trị dậy thì sớm trung ương từ năm 1981. Hiệu quả của các thuốc đồng vận GnRH đã được chứng minh trong các nghiên cứu trên thể giới. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã bắt đầu điều trị cho bệnh nhân dậy thì sớm từ 5 năm nay. Mục tiêu: 1. Nhận xét kết quả điều trị bằng thuốc Triptorelin cho trẻ nữ bị bệnh dậy thì sớm trung ương vô căn tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của trẻ nữ bị dậy thì sớm trung ương vô căn. Đối tượng nghiên cứu: 39 trẻ gái đã được chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm tại khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả một loạt ca bệnh có đối chứng trước sau. Kết quả: 1. Hiệu quả điều trị của Triptorelin: - Làm ngừng quá trình phát triển tuyến vú và phátt triển lông mu. Kinh nguyệt và khí hư hết ngay sau khi bệnh nhân dùng thuốc lần đầu tiên. Các triệu chứng khác như trứng cá, mùi cơ thể cũng ngừng lại và mất dần trong quá trình điều trị. - Làm giảm tốc độ tăng chiều cao trong quá trình điều trị. - Nồng độ LH, FSH và Estradiol giảm xuống mức trước dậy thì sau 6 tháng điều trị và duy trì trong suốt quá trình điều trị. - Kích thước tử cung nhỏ lại, nang trứng không còn. - Tuổi xương/tuổi thực tại thời điểm trước điều trị: 1,21 ± 0,18; sau điều trị 1 năm: 1,12 ± 0,07. - Tăng chiều cao dự đoán sau điều trị 12 tháng từ 153,4 ± 5,9 cm ở thời điểm trước điều trị lên 157,6 ± 5,0 cm. 2. Yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị - Tình trạng dinh dưỡng không liên quan đến hiệu quả điều trị. - Nồng độ LH trong quá trình điều trị giảm nhiều hơn ở nhóm có LH đỉnh trước điều trị > 7 so với có LH đỉnh trước điều trị < 7 UI/L. - Bệnh nhân được chẩn đoán trước 7 tuổi có mức tăng chiều cao dự đoán nhiều hơn so với bệnh nhân được chẩn đáon sau 7 tuổi. - Không có mối tương quan giữa mức tăng chiều cao dự đoán và các yếu tố: tuổi chẩn đoán, tuổi xương tại thời điểm chẩn đoán, chênh lệch tuổi xương – tuổi thực, chiều cao tại thời điểm chẩn đoán.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Định nghĩa, phân loại dậy thì sớm 1.2. Lịch sử nghiên cứu dậy thì sớm 4 1.3. Dịch tễ học dậy thì sớm 1.4. Sinh lý bệnh 1.5. Nguyên nhân dậy thì sớm trung ương 1.6. Biểu hiện lâm sàng dậy thì sớm 1.7. Cận lâm sàng trong dậy thì sớm 1.8. Chẩn đoán dậy thì sớm trung ương 1.9. Điều trị dậy thì sớm trung ương vô căn bằng Triptorelin 1.9.1. Công thức cấu tạo của Triptorelin 1.9.2. Cơ chế tác dụng của triptorelin 1.9.3. Đường dùng, sinh khả dụng 1.9.4. Tác dụng không mong muốn 1.9.5. Hiệu quả điều trị của thuốc Triptorelin đối với dậy thì sớm 1.10. Một số yếu tố liên quan đến dậy thì sớm và hiệu quả điều trị 1.10.1. Chủng tộc, địa lý 1.0.2. Môi trường 1.10.3. Gia đình 1.10.4. Cân nặng và dinh dưỡng 1.10.5. Cân nặng khi sinh thấp so với tuổi thai 1.10.6. Tuổi chẩn đoán CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Thiết kế nghiên cứu 2.1.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.2.3. Cách tiến hành 2.3. Biến số nghiên cứu 2.4. Sai số và phương pháp khống chế sai số 2.5. Quản lý và phân tích số liệu 2.6. Đạo đức nghiên cứu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.2. Nhận xét hiệu quả điều trị 3.2.1. Hiệu quả điều trị 3.2.2. Sự thay đổi sau khi ngừng thuốc 3.4. Các yếu tố liên quan đến điều trị 3.4.1. Tình trạng dinh dưỡng trước điều trị 3.5.2. Nồng độ LH đỉnh của test GnRH 3.5.3. Tuổi bắt đầu điều trị 3.5.4. Mối tương quan giữa một số yếu tố khác và mức tăng chiều dự đoán sau 1 năm CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 4.2. Nhận xét hiệu quả điều trị 4.2.1. Hiệu quả trong quá trình điều trị 4.1.2. Phát triển dậy thì sau khi ngừng thuốc 4.3. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectDậy thì sớmvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG TRIPTORELIN CHO TRẺ NỮ BỊ DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG VÔ CĂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔNvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Đình Thành-BSNT-Nhi khoa-46.pdf
  Restricted Access
Luận văn thạc sĩ1.73 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LUẬN VĂN THẠC SĨ DTS - Thành.docx
  Restricted Access
813.52 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.