Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4605
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Nguyễn Lân, Hiếu | - |
dc.contributor.author | Đào Anh, Tấn | - |
dc.date.accessioned | 2023-12-19T04:31:37Z | - |
dc.date.available | 2023-12-19T04:31:37Z | - |
dc.date.issued | 2023 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4605 | - |
dc.description.abstract | Suy tim là một vấn đề sức khỏe toàn cầu có tốc độ tăng lên nhanh chóng và ảnh hưởng đến khoảng 64 triệu người trên toàn thế giới.1 Tỉ lệ tử vong do suy tim tuy có cải thiện qua nhiều năm nhưng vẫn còn rất cao, trung bình tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân này sau 5 năm khoảng 50% và sau 10 năm khoảng 70%.1,2 Trong các nguyên nhân gây suy tim, bệnh mạch vành là nguyên nhân phổ biến nhất.3 Hiện nay, với sự ra đời của các thử nghiệm lâm sàng về các thuốc nền tảng điều trị suy tim thì điều trị nội khoa ở những bệnh nhân này có những hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, ở nhóm bệnh nhân suy tim có bệnh lý mạch vành, điều trị tái tưới máu là phương pháp rất quan trọng song hành với việc điều trị nội khoa tích cực. Hiệu quả của can thiệp tái tưới máu ở bệnh nhân hội chứng vành cấp đã được chứng minh và không còn bàn cãi nhưng đối với hội chứng mạch vành mạn tính thì tái tưới máu là phương pháp còn nhiều ý kiến trái chiều và gây bối rối cho bác sĩ trong thực hành lâm sàng. Qua nghiên cứu STICH sau thời gian theo dõi 10 năm đã chứng minh tái thông mạch vành ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm bằng phẫu thuật bắc cầu nối chủ-vành (CABG) kết hợp điều trị nội khoa giảm tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm tỉ lệ tử vong do tim mạch, giảm tỉ lệ nhập viện do suy tim hơn so với điều trị nội khoa đơn thuần.4 Bên cạnh CABG, can thiệp động mạch vành qua da (PCI) là phương pháp tái thông mạch vành ít xâm lấn và rất phát triển trong kỉ nguyên can thiệp hiện nay. Cho đến nay, hiệu quả của PCI ở bệnh nhân hội chứng mạch vành mạn tính có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm còn thiếu nhiều thử nghiệm lâm sàng, chủ yếu bằng chứng khoa học rút từ các nghiên cứu quan sát và ngoại suy từ thử nghiệm của CABG. Do đó, trong các khuyến cáo của các hiệp hội Tim mạch lớn trên thế giới, chỉ định PCI ở bệnh nhân hội chứng vành mạn có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm còn rất hạn chế với mức độ khuyến cáo không cao. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu đánh giá hiệu quả của PCI trên đối tượng bệnh nhân hội chứng vành mạn có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm nói chung và sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm tim 2D ở đối tượng bệnh nhân này sau PCI nói riêng. Chính vì các lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Khảo sát sự biến đổi chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân hội chứng vành mạn có suy tim phân suất tống máu giảm. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp động mạch vành qua da ở nhóm bệnh nhân nói trên. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về suy tim 3 1.1.1. Định nghĩa suy tim 3 1.1.2. Dịch tễ 3 1.1.3. Nguyên nhân 5 1.1.4. Phân độ suy tim theo NYHA 5 1.1.5. Phân loại suy tim theo phân suất tống máu thất trái 6 1.1.6. Lược đồ chẩn đoán suy tim 7 1.2. Tổng quan về hội chứng vành mạn 7 1.2.1. Định nghĩa 7 1.2.2. Các bệnh cảnh lâm sàng 9 1.2.3. Chẩn đoán 9 1.3. Chỉ định tái thông động mạch vành ở bệnh nhân HCVM có suy tim phân suất tống máu thất trái giảm 16 1.4. Tổng quan về siêu âm đánh giá chức năng tâm thu thất trái 18 1.4.1. Trên siêu âm TM ( 18 1.4.2. Trên siêu âm 2D 19 1.4.3. Trên siêu âm tim đánh dấu mô cơ tim 2D 20 1.4.4. Siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D ở người khỏe mạnh 23 1.4.5. Siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D trong bệnh động mạch vành 24 1.5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 26 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới 26 1.5.2. Nghiên cứu tại Việt Nam 28 1.5.3. Khoảng trống nghiên cứu 29 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Đối tượng nghiên cứu 31 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 31 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 32 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 32 2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 32 2.3. Các biến số nghiên cứu 34 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 34 2.3.2. Các biến số về đặc điểm lâm sàng 34 2.3.3. Các biến số về xét nghiệm cận lâm sàng 34 2.3.4. Các biến số về tổn thương và can thiệp ĐMV 35 2.3.5. Các biến số về siêu âm doppler tim 36 2.3.6. Một số tiêu chuẩn dùng trong nghiên cứu 37 2.4. Phương pháp siêu âm tim 38 2.4.1. Địa điểm 38 2.4.2. Phương tiện 38 2.4.3. Thời điểm siêu âm 39 2.4.4. Phương pháp siêu âm 39 2.5. Phân tích và xử lý số liệu 44 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 46 3.1.1. Tuổi và giới 46 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 47 3.1.3. Đặc điểm các bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng vành mạn 49 3.1.4. Đặc điểm tổn thương và can thiệp động mạch vành qua da 49 3.1.5. Đặc điểm thuốc điều trị suy tim nền tảng ở ngoại trú 51 3.2. Một số thay đổi về lâm sàng và siêu âm sau can thiệp động mạch vành qua da 52 3.2.1. Thay đổi triệu chứng lâm sàng sau can thiệp 52 3.2.2. Thay đổi chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm doppler tim sau can thiệp 53 3.2.3. Thay đổi chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim sau can thiệp động mạch qua da 54 3.3. Sự ảnh hưởng tái thông mạch vành toàn bộ đến một số yếu tố lâm sàng, siêu âm tim 55 3.3.1. Đặc điểm bệnh nhân giữa nhóm tái thông mạch vành toàn bộ và nhóm tái thông mạch vành không toàn bộ 55 3.3.2. So sánh đặc điểm chức năng tâm thu thất trái trước can thiệp giữa nhóm tái thông mạch vành toàn bộ và nhóm tái thông mạch vành không toàn bộ 56 3.3.3. Thay đổi triệu chứng lâm sàng theo mức độ tái thông động mạch vành 57 3.3.4. Thay đổi chức năng tâm thu thất trái theo mức độ tái thông động mạch vành 59 3.3.5. Tương quan giữa tái thông mạch vành toàn bộ với sự thay đổi chức năng thất trái sau can thiệp ĐMV qua da 61 3.3.6. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân không cải thiện LVEF có ý nghĩa 62 3.4. Một số yếu tố liên quan đến thay đổi chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp ĐMV qua da 64 3.4.1. Mối tương quan giữa LVEF trước can thiệp với một số yếu tố 64 3.4.2. Một số yếu tố liên quan cải thiện LVEF có ý nghĩa sau can thiệp ĐMV qua da 65 3.4.3. Mối tương quan giữa GLS và một số yếu tố 66 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 69 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 69 4.1.1. Tuổi và giới 69 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 70 4.1.3. Đặc điểm bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng vành mạn 74 4.1.4. Đặc điểm tổn thương và can thiệp động mạch vành qua da 75 4.1.5. Đặc điểm thuốc điều trị suy tim nền tảng ở ngoại trú 76 4.2. Một số thay đổi về lâm sàng và siêu âm sau can thiệp động mạch vành qua da 78 4.2.1. Đặc điểm chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm doppler tim trước can thiệp 78 4.2.2. Thay đổi triệu chứng lâm sàng sau can thiệp 79 4.2.3. Thay đổi chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm doppler tim sau can thiệp 80 4.2.4. Thay đổi chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim sau can thiệp động mạch qua da 80 4.3. Sự ảnh hưởng tái thông mạch vành toàn bộ đến một số yếu tố lâm sàng, siêu âm tim 81 4.3.1. Đặc điểm bệnh nhân giữa nhóm tái thông mạch vành toàn bộ và nhóm tái thông mạch vành không toàn bộ 81 4.3.2. Thay đổi triệu chứng lâm sàng theo mức độ tái thông động mạch vành 82 4.3.3. Thay đổi chức năng thất trái sau theo mức độ tái thông động mạch vành 83 4.3.4. Đặc điểm của nhóm bệnh nhân không cải thiện LVEF có ý nghĩa 84 4.4. Một số yếu tố liên quan đến thay đổi chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp ĐMV qua da 85 4.4.1. Mối tương quan giữa LVEF trước can thiệp với một số yếu tố 85 4.4.2. Một số yếu tố liên quan cải thiện LVEF có ý nghĩa sau can thiệp ĐMV qua da 86 4.4.3. Mối tương quan giữa GLS và một số yếu tố 89 4.4.4. Siêu âm đánh dấu mô cơ tim phát hiện sớm sự thay đổi chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp động mạch vành qua da 90 KẾT LUẬN 93 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 95 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.subject | Suy tim | vi_VN |
dc.subject | Hội chứng vành mạn | vi_VN |
dc.subject | PCI | vi_VN |
dc.subject | can thiệp ĐMV qua da | vi_VN |
dc.subject | siêu âm đánh dấu mô cơ tim | vi_VN |
dc.subject | suy tim phân suất tống máu thất trái giảm | vi_VN |
dc.title | Đánh giá chức năng tâm thu thất trái sau can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân hội chứng vành mạn có suy tim phân suất tống máu giảm | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Đào Anh Tấn-BSNT46-Tim mạch-2021-2024.pdf Restricted Access | 5.13 MB | Adobe PDF | Sign in to read | |
Đào Anh Tấn-BSNT46-Tim mạch-2021-2024.docx Restricted Access | 4.57 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.