Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4586
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn-
dc.contributor.authorNguyễn, Minh Thu-
dc.date.accessioned2023-12-14T16:41:15Z-
dc.date.available2023-12-14T16:41:15Z-
dc.date.issued2023-12-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4586-
dc.description.abstractViêm da cơ địa (atopic dermatitis-VDCĐ) là một bệnh viêm da mạn tính tái phát khá thường gặp, với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10-20%, bệnh ảnh hưởng đến 13% trẻ em và 7% người lớn ở Hoa Kỳ [1],[2],[3]. Bệnh khởi phát sớm với khoảng 50% trường hợp xuất hiện trong năm đầu tiên và 85% trường hợp xuất hiện trước 5 tuổi [4]. Tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Khởi phát bệnh ở người lớn được báo cáo ở 26% bệnh nhân trưởng thành [5]. Mặc dù VDCĐ thường tự thuyên giảm sau thời thơ ấu nhưng vẫn có 20 – 50% trường hợp bệnh còn tồn tại đến tuổi trưởng thành [3]. Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của VDCĐ tương đối phức tạp và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Sự bất thường hàng rào bảo vệ da, khiếm khuyết của hệ thống điều hòa miễn dịch bao gồm hoạt động quá mức của tế bào T hỗ trợ ( Th2 và Th 22) cùng với các yếu tố môi trường và di truyền được cho là có vai trò trong căn nguyên của VDCĐ [6], [7], [8]. Bệnh tiến triển mạn tính, dai dẳng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh đặc biệt ở mức độ trung bình và nặng thậm chí gây trầm cảm, lo lắng và rối loạn giấc ngủ 9,10, 11–13. Mục đích điều trị VDCĐ là giảm hoặc loại bỏ các triệu chứng và các yếu tố làm nặng bệnh để giảm thiểu và ngăn ngừa tái phát và các biến chứng từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh. Đối với VDCĐ mức độ trung bình và nặng, thuốc bôi tại chỗ bao gồm corticosteroid, ức chế kênh calcineurin và gần đây là crisaborole… kết hợp kem dưỡng ẩm dường như chưa thực sự hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng của người bệnh. Các phương pháp điều trị như ánh sáng liệu pháp, thuốc toàn thân hoặc thuốc sinh học cần phải cân nhắc chỉ định đặc biệt là ở những trường hợp kháng trị với thuốc bôi đơn thuần[14]. Cyclosporin (CyA) được Borel và cộng sự phát hiện ra từ những năm 1970. Đến năm 1976, các tác dụng ức chế miễn dịch của CyA bước đầu được ghi nhận. Sau khi được chứng mình tính hiệu quả trên bệnh nhân vảy nến năm 1979, các chỉ định của CyA trong da liễu được mở rộng [15]. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu được công bố về hiệu quả của việc điều trị CyA cho người bệnh VDCĐ mức độ trung bình đến nặng. Tuy nhiên do các tác dụng phụ như độc tính trên thận, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, chứng rậm lông nên việc chỉ định thuốc còn hạn chế 16. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng tôi vẫn chưa tham khảo được nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá về hiệu quả cũng như tác dụng không mong muốn của CyA trong điều trị bệnh VDCĐ. Vì vậy, với hy vọng đem lại thêm một sự lựa chọn cho các bác sỹ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân VDCĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị bệnh viêm da cơ địa mức độ nặng bằng uống cyclosporine A” với hai mục tiêu sau đây: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh viêm da cơ địa mức độ nặng tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân viêm da cơ địa mức độ nặng bằng uống cyclosporin A tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về viêm da cơ địa 3 1.1.1. Định nghĩa và các thuật ngữ 3 1.1.2. Dịch tễ 3 1.1.3. Sinh bệnh học 4 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng 9 1.1.5. Chẩn đoán 12 1.1.6. Điều trị và quản lý 13 1.2. Cyclosporin A trong điều trị VDCĐ 20 1.2.1. Lịch sử phát hiện 20 1.2.2. Dược lý và cơ chế tác dụng, dược động học 20 1.2.3. Chống chỉ định và thận trọng 22 1.2.4. Tương tác thuốc 22 1.2.5. Tác dụng không mong muốn 23 1.2.6. Các nghiên cứu về CyA trong điều trị VDCĐ 24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán VDCĐ: 27 2.1.2. Chẩn đoán VDCĐ mức độ nặng 28 2.2. Vật liệu nghiên cứu 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu 29 2.3.1. Mục tiêu 1 29 2.3.2. Mục tiêu 2 29 2.3.3. Biến số, chỉ số nghiên cứu 33 2.4. Địa điểm nghiên cứu 34 2.5. Thời gian nghiên cứu 35 2.6. Xử lý số liệu 35 2.7. Cách khống chế sai số trong nghiên cứu 35 2.8. Đạo đức nghiên cứu 35 2.9. Hạn chế của đề tài 36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 37 3.1. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh VDCĐ mức độ nặng 37 3.1.1. Đặc điểm về giới 37 3.1.2. Đặc điểm về tuổi 37 3.1.3. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh 38 3.1.4. Đặc điểm về tuổi khởi phát 38 3.1.5. Đặc điểm về tiền sử bệnh lý 39 3.1.6. Đặc điểm về tiền sử gia đình 40 3.1.7. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu 41 3.2. Kết quả điều trị VDCĐ nặng bằng CyA 47 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm điều trị 47 3.2.2. Thay đổi điểm SCORAD 49 3.2.3. Thay đổi điểm mất ngủ 50 3.2.4. Thay đổi điểm ngứa 51 3.2.5. Kết quả điều trị VDCĐ theo nhóm tuổi 52 3.2.6. Mức độ đáp ứng sau điều trị 55 3.2.7. Tác dụng không mong muốn 58 3.2.8. Đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân 60 3.2.9. Tỷ lệ tái phát 61 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 62 4.1. Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh VDCĐ mức độ nặng 62 4.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 62 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân VDCĐ nặng 69 4.2. Kết quả điều trị bệnh VDCĐ nặng bằng uống CyA 73 4.2.1. Đặc điểm chung của nhóm điều trị 73 4.2.2. Thay đổi điểm SCORAD sau điều trị 74 4.2.3. Thay đổi điểm rối loạn giấc ngủ sau điều trị 75 4.2.4. Thay đổi điểm mức độ ngứa sau điều trị 77 4.2.5. Mức độ đáp ứng sau điều trị 78 4.2.6. Tác dụng không mong muốn 79 4.2.7. Đánh giá mức độ hài lòng 83 4.2.8. Tỷ lệ tái phát 84 KẾT LUẬN 86 KIẾN NGHỊ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectCyclosporin Avi_VN
dc.subjectViêm da cơ địavi_VN
dc.titleKết quả điều trị bệnh viêm da cơ địa mức độ nặng bằng uống cyclosporin Avi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Nguyễn Minh Thu Ck2 khóa 35 Da Liễu.pdf
  Restricted Access
3.05 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
Luận văn Nguyễn Minh Thu ck2 Da liễu.docx
  Restricted Access
4.15 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.