Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4581
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LƠ XÊ MI CẤP THỂ TIỀN TỦY BÀO BẰNG PHÁC ĐỒ CÓ ARSENIC TRIOXIDE TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-2023
Authors: Lư, Thị Loan
Advisor: Nguyễn, Hà Thanh
Keywords: LƠ XÊ MI CẤP;ARSENIC TRIOXIDE
Issue Date: 2023
Abstract: Lơ xê mi (LXM) cấp là một nhóm bệnh máu ác tính. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh một loại tế bào non chưa biệt hóa hoặc biệt hóa rất ít (tế bào blast), nguồn gốc tại tủy xương. Lơ xê mi cấp là nhóm bệnh có tỉ lệ cao nhất trong các bệnh về máu và tạo máu nói chung, tỉ lệ này có xu hướng ngày càng tăng. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học- kỹ thuật dựa vào hình thái, hóa học tế bào, miễn dịch và di truyền, hiệp hội huyết học Pháp-Mỹ-Anh gọi tắt là FAB (French-American- British) đã phân loại bổ sung Lơ xê mi cấp gồm 2 dòng là dòng tủy (AML) và lympho (ALL), trong đó Lơ xê mi cấp dòng tủy gồm các thể từ M0 đến M7. Việc chẩn đoán và phân loại này đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị và tiên lượng bệnh. Lơ xê mi (LXM) cấp thể tiền tủy bào (Acute Promyelocytic leukemia-APL), một dưới nhóm của Lơ xê mi (LXM) tủy cấp (AML), còn gọi là LXM cấp thể M3 theo phân loại của FAB hoặc theo phân loại của WHO 2001 thì đây là dưới nhóm duy nhất của LXM cấp dòng tủy có chuyển đoạn trên nhiễm sắc thể (NST) t(15;17)(q22;q21) tạo gen kết hợp PML/RARα. Thể bệnh này ít gặp, chiếm 5-8% các trường hợp AML (WHO 2017), bệnh khởi phát chủ yếu ở lứa tuổi khoảng 20–50, nhưng lại có tiên lượng rất nặng nề và có đặc trưng lâm sàng nổi bật là xuất huyết nhiều nơi dễ gây tử vong nhanh chóng. Tại Hoa Kỳ (US), khoảng 1.000 đến 1.500 trường hợp APL mới được chẩn đoán mỗi năm. Năm 1957, Hillestad và cộng sự lần đầu tiên trong y văn xác định APL như một thực thể lâm sàng riêng biệt với “diễn biến xấu nhanh chóng” đặc trưng với xu hướng chảy máu nghiêm trọng4. Nếu không được điều trị, APL là bệnh nguy hiểm và gây tử vong cao nhất trong các AML, đặc trưng bởi rối loạn đông máu cấp tính, tiêu sợi huyết quá mức, có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao ở giai đoạn khởi phát hoặc trong giai đoạn điều trị sớm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, APL là một dưới nhóm của AML điều trị mang lại kết quả tốt. Điều trị APL thường phối hợp ATRA và hóa trị liệu1. Hiện nay, có khuyến cáo bổ sung thêm số lựa chọn điều trị hàng 1 như phối hợp Arsenic trioxide với ATRA đã mang lại hiệu quả và độ an toàn cao. Đã có rất nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy Arsenic trioxide (ATO) có thể mang lại lui bệnh hoàn toàn về mặt phân tử khi được sử dụng ở những bệnh nhân bị tái phát sau khi điều trị bằng phác đồ có ATRA5,6 và cũng có hiệu quả cao với các bệnh nhân APL mới được chẩn đoán7,8,9,10. Tại Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu về hiệu quả điều trị ATO trong điêu trị trị Lơ xê mi cấp thể tiền tủy bào. Từ tháng 2 -1999 đến 10 - 2002 Đỗ Trung Phấn và cộng sự đã nghiên cứu thấy 9 bệnh nhân tái phát sau điều trị ATRA được tiếp tục điều trị ATO đã đều đạt lui bệnh hoàn toàn (CR). Tác giả Hoàng Thị Loan cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sống sót khi tái phát được điều trị bằng phác đồ có ATO cao hơn hẳn phác đồ không được điều trị bằng ATO12. Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương hiện nay đang điều trị một số lượng đáng kể bệnh nhân APL. Để đánh giá hiệu quả của các phác đồ có Arsenic trioxide, từ đó đưa ra lựa chọn điều trị, chúng tôi xin thực hiện đề tài: “ Kết quả điều trị bệnh Lơ xê mi cấp thể tiền tuỷ bào bằng phác đồ có Arsenic trioxide trong tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương giai đoạn 2019-2023” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân Lơ xê mi cấp thể tiền tuỷ bào của phác đồ có Arsenic trioxide tại viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ năm 2019-2023 2. Mô tả tác dụng phụ của phác đồ có Arsenic trioxide trên nhóm đối tương nghiên cứu.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4581
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
lu thị loan -BSNT HH-13_11.docx
  Restricted Access
2.24 MBMicrosoft Word XML
lu thị loan -BSNT HH-13_11.pdf
  Restricted Access
2.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.