Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/456
Nhan đề: XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN EXON 2, 3 GEN RHOA TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ DẠ DÀY THỂ LAN TỎA
Tác giả: ĐẶNG THỊ, NGA
Người hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Thị Ngọc, Dung
Từ khoá: đột biến exon 2, 3 gen RHOA trên bệnh nhân ung thư dạ dày thể lan tỏa
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong các loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới và đứng hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa [1]. Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có hơn một triệu trường hợp UTDD mới mắc trong năm 2018, đứng thứ 5 trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất [2]. Tỷ lệ tử vong do UTDD cũng đứng hàng thứ 3 với 782.685 ca tử vong mỗi năm [2], [3]. Việt Nam thuộc khu vực có nguy cơ mắc UTDD cao với tỷ lệ mắc mới chuẩn hóa theo tuổi ở cả 2 giới là 15.61 mỗi 100.000 dân [2]. Những ghi nhận về tình hình ung thư trên cả nước cũng cho thấy UTDD đứng thứ 3 trong 10 loại ung thư thường gặp ở Việt Nam. Ước tính năm 2018, nước ta có trên 17.500 người mắc mới UTDD và hơn 15.000 ca tử vong [3]. UTDD được Lauren chia thành 2 thể mô bệnh học riêng biệt là thể ruột và thể lan tỏa [4] với sự khác biệt rõ rệt về dịch tễ, bệnh nguyên và đặc biệt là tiên lượng [4], [5], [6], [7]. Thể lan tỏa có xu hướng xâm lấn chuyển thành di căn sớm và có tiên lượng xấu hơn [8]. Hơn nữa, không giống như trong thể ruột, nơi các khối u tăng cường biểu hiện HER2 được điều trị hiệu quả bằng Trastuzumab [9], [10], hiện nay chúng ta đang thiếu các phương pháp điều trị đích hiệu quả cho bệnh nhân thể lan tỏa [11]. Sự khác biệt này đang dần được làm sáng tỏ khi đột biến gen CDH1-gen mã hóa E-cadherin được phát hiện ở các bệnh nhân UTDD lan tỏa có tính chất gia đình [12], [13] và đột biến gen RHOA- gen mã hoá RhoA GTPase nhỏ được quan sát thấy ở các bệnh nhân UTDD thể lan tỏa [14], [15], [16]. Gen RHOA nẳm trên nhánh ngắn NST số 3, mã hóa protein RhoA GTPase đóng vai trò quan trọng trong sự di chuyển, kết dính, sự sống sót, phân chia của tế bào và sự biểu hiện gen [17]. RHOA ban đầu được mô tả như một gen sinh ung thư vì sự tăng cường biểu hiện nó dẫn đến chuyển dạng ác tính và hình thành khối u trong in vivo [18], [19], [20]. Trong thực tế, tăng cường biểu hiện của gen RHOA được quan sát thấy ở nhiều bệnh lý ác tính và thường liên quan đến sự tiến triển của nhiều loại ung thư như ung thư vú [21], u Lympho [22], [23], [24], ung thư gan nguyên phát [25], ung thư đại trực tràng [26]... Một số nghiên cứu gần đây nhận thấy đột biến gen RHOA xuất hiện một cách đặc hiệu trong ung thư dạ dày thể lan tỏa và gợi ý rằng đây có thể là một phân tử đích đầy tiềm năng để điều trị thể ung thư dạ dày có tiên lượng xấu này [14], [15], [27], [28]. Tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về đột biến gen RHOA ở bệnh nhân UTDD thể lan tỏa, vì vậy chúng tôi tiến hành để tài “ Xác định đột biến exon 2, 3 gen RHOA trên bệnh nhân ung thư dạ dày thể lan tỏa”
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/456
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
H SINH THS dang thị nga.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.93 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.