Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4561
Title: Đặc điểm lâm sàng rối loạn xử lý giác quan và kết quả can thiệp vận động, bản thể ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ dưới 15 tuổi
Authors: Phạm Thu, Thuỷ
Advisor: Vũ Thị Bích, Hạnh
Nguyễn Hoài, Nam
Keywords: Rối loạn phổ tự kỷ;Rối loạn xử lý giác quan
Issue Date: 2023
Abstract: 1. Đặc điểm lâm sàng rối loạn xử lý giác quan ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ dưới 15 tuổi: o Có 84,0% trẻ có ít nhất một rối loạn xử lý giác quan. Trong đó có 30,7% có từ 3 rối loạn xử lý giác quan trở lên. o Rối loạn xử lý vận động chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,3%. Ít gặp nhất là rối loạn xử lý thị giác với 21,3%. Đa số các RLXLGQ ở mức độ rối loạn nhẹ. o Tỷ lệ trẻ có rối loạn về hành vi là cao nhất (66.7%), tiếp theo là rối loạn cảm xúc xã hội (61.3%), thấp nhất là rối loạn chú ý với 41.3%. o Tỷ lệ xuất hiện rối loạn giác quan ở mẫu cảm giác ghi nhận là cao nhất với 52,0%, tiếp theo là lảng tránh 40%, nhạy cảm 37,3% và thấp nhất ở mẫu cảm giác tìm kiếm với 29,3%. o Có 22 trẻ (29,3%) không thuộc mẫu cảm giác nào, là những trẻ có phản ứng cân bằng với đầu vào giác quan. Có 7 trẻ (9,3%) nằm trong cả 4 mẫu cảm giác là những trẻ có phản ứng mãnh liệt với rối loạn đầu vào giác quan. - Một số yếu tố liên quan đến rối loạn xử lý cảm giác: o Trẻ nam có xu hướng mắc rối loạn xử lý thị giác, thính giác, vận động, vị giác và khứu giác cao hơn so với trẻ nữ. Trẻ nữ có xu hướng rối loạn xử lý xúc giác, cảm thụ bản thể cao hơn so với trẻ nam. Trẻ nam có xu hướng mẫu cảm giác tìm kiếm, nhạy cảm và lảng tránh cao hơn so với trẻ nữ. o Hầu hết các rối loạn xử lý giác quan và các mẫu cảm giác đều có xu hướng cao hơn ở những trẻ có mức độ trẻ tự kỷ nặng hơn. 2. Kết quả can thiệp vận động, bản thể ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ dưới 15 tuổi: o Chức năng giác quan của trẻ có cải thiện thông qua điểm CSP2 với tỷ lệ 66,67% trẻ rối loạn xử lý bản thể và 70% trẻ rối loạn xử lý vận động. o Điểm CSP2 bản thể, vận động, hành vi, cảm xúc xã hội, chú ý và mẫu cảm giác tìm kiếm, nhạy cảm, lảng tránh, ghi nhận đều cải thiện sau can thiệp thông qua điểm CSP2. o Sự cải thiện sau can thiệp ở nhóm trẻ 36-48 tháng và trẻ có RLPTK mức độ nhẹ-vừa cao hơn so với trẻ 49-60 tháng và có RLPTK mức độ nặng. o Sau can thiệp đã có 3/13 trẻ cải thiện không còn rối loạn cảm thụ bản thể và 7/26 trẻ cải thiện không còn rối loạn vận động.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4561
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Đề tài luận văn thạc sỹ Thuỷ.docx
  Restricted Access
43.57 MBMicrosoft Word XML
Đề tài luận văn thạc sỹ Thuỷ.pdf
  Restricted Access
2.78 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.