Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/454
Title: Nghiên cứu sự xuất hiện và một số đặc điểm kháng thể kháng HLA ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Authors: NGUYỄN THỊ, XUÂN
Advisor: TS.BS. TRẦN NGỌC, QUẾ
Keywords: điểm kháng thể kháng HLA ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, ghép tế bào gốc tạo máu đang là phương pháp điều trị hiện đại và triệt để đem lại hi vọng chữa khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học. Sự thành công của ca ghép tế bào gốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó sự phù hợp hoàn toàn kháng nguyên bạch cầu người (HLA) giữa người cho và người nhận là một yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự thành công của ca ghép. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân có nhu cầu ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tìm được nguồn tế bào gốc cùng huyết thống hòa hợp hoàn toàn HLA [1]. Trong những năm gần đây, điều trị ghép đã có nhiều tiến bộ với các phác đồ điều kiện hóa, ức chế miễn dịch… nên số lượng bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu không hòa hợp hoàn toàn HLA đang tăng lên đáng kể. Vì vậy mà vai trò của kháng thể kháng HLA đối với ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài càng được quan tâm nghiên cứu. Các tiến bộ kỹ thuật trong xét nghiệm kháng thể kháng HLA đã cho phép sàng lọc và định danh kháng thể kháng HLA nhanh chóng, chính xác và khách quan [2]. Các nghiên cứu lâm sàng gần đây cho thấy: hậu quả chủ yếu của sự có mặt kháng thể kháng HLA là làm giảm hiệu quả ghép do kháng thể gây tổn thương, đào thải các tế bào có HLA bất đồng của người cho [3]. Đồng thời, tỷ lệ thải ghép và nguy cơ ghép chống chủ ở bệnh nhân có kháng thể kháng HLA cũng cao hơn so với bệnh nhân không có kháng thể kháng HLA [4],[5]. Trong khi đó, kháng thể kháng HLA khá phổ biến ở bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc với tỷ lệ từ 20% đến 40% [2]. Tiền sử mang thai, truyền máu và ghép là nguyên nhân sinh kháng thể kháng HLA, tuy nhiên cũng có thể tìm thấy kháng thể kháng HLA ở nam giới khỏe mạnh [6]. Do đó, ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài không hòa hợp hoàn toàn HLA thì phải xét nghiệm kháng thể kháng HLA ở tất cả các bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có kháng thể kháng HLA thì phải chọn người cho tế bào gốc không có HLA tương đồng với kháng thể kháng HLA của bệnh nhân. Đây là cách đơn giản nhất để dự phòng ghép thất bại. Như vậy, để nâng cao hiệu quả ghép cần xét nghiệm kháng thể kháng HLA trước ghép để có thêm thông tin lựa chọn người cho phù hợp, xét nghiệm kháng thể kháng HLA sau ghép để theo dõi sự xuất hiện và mất đi của kháng thể kháng HLA, đặc biệt là kháng thể kháng HLA đặc hiệu người cho để có biện pháp điều trị thích hợp [7],[8],[9]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống và đầy đủ về tỷ lệ và sự xuất hiện kháng thể kháng HLA của bệnh nhân có chỉ định ghép tế bào gốc cũng như đặc điểm và ảnh hưởng của kháng thể kháng HLA đến kết quả ghép tế bào gốc. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự xuất hiện và một số đặc điểm kháng thể kháng HLA ở bệnh nhân ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương”
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/454
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
nguyễn thị xuân THS H HOC.docx
  Restricted Access
1.34 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.