Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/453
Nhan đề: | Nghiên cứu nhóm máu Rh(D) và cung cấp máu cho bệnh nhân Rh(D) âm tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2013 đến năm 2018 |
Tác giả: | NGUYỄN THỊ, HỒNG |
Người hướng dẫn: | GS.TS. Phạm Quang, Vinh |
Từ khoá: | Nghiên cứu nhóm máu Rh(D) và cung cấp máu cho bệnh nhân Rh(D) âm tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2013 đến năm 2018 |
Năm xuất bản: | 2018 |
Nhà xuất bản: | ĐH Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Truyền máu ngày càng phát triển và hiện đại. Trên thế giới hầu hết các nước phát triển đã thực hiện đầy đủ và thường quy những xét nghiệm trước khi truyền máu như xác định nhóm máu ABO, Rh(D) và nhiều hệ nhóm máu khác, xét nghiệm sàng lọc, định danh kháng thể bất thường,…[17] Tại Việt Nam trước năm 2007 đa số các bệnh viện khi cấp phát máu mới chỉ định nhóm máu ABO và xét nghiệm chéo ở 22oC trong môi trường nước muối sinh lý. Một số trường hợp được ghi nhận đã xảy ra tai biến khi truyền máu Rh(D) dương cho bệnh nhân Rh(D) âm. Bộ Y tế đã ban hành Quy chế truyền máu vào năm 2007 và sau đó sửa đổi, bổ sung thành Thông tư hướng dẫn hoạt động truyền máu (số 26/2013/TT- BYT). Trong đó quy định tất cả bệnh nhân trước khi truyền máu phải được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm miễn dịch sau đây: Định nhóm máu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường cho những người bệnh có tiền sử truyền máu, phụ nữ có tiền sử chửa, đẻ, sảy thai. Xét nghiệm hòa hợp phát máu ở điều kiện 22oC trong môi trường nước muối sinh lý và ở 37oC có sử dụng huyết thanh kháng globulin người [7], [8]. Hệ thống nhóm máu Rh có vai trò quan trọng trong truyền máu, đứng thứ hai sau hệ ABO, có khoảng 50 kháng nguyên khác nhau, trong đó kháng nguyên D có tính sinh miễn dịch mạnh nhất [28]. Người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi là người Rh dương. Người không có kháng nguyên D trên hồng cầu được gọi là người Rh âm. Những người có nhóm máu Rh âm nếu được truyền máu có kháng nguyên D dương sẽ có nguy cơ sinh ra kháng thể kháng D và gây tai biến truyền máu ở các mức độ từ nhẹ đến nặng như: tan máu, suy thận, trường hợp nặng có thể tử vong. Phụ nữ Rh âm nếu có tiếp xúc với máu Rh dương do truyền máu hoặc mang thai cũng có thể xuất hiện kháng thể kháng D. Kháng thể này lọt qua được rau thai và phản ứng với hồng cầu thai nhi nếu nhóm máu con là Rh D dương, gây tan máu ở thai nhi và trẻ sơ sinh, gây sảy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh bị thiếu máu, vàng da, bilirubin máu tăng, trường hợp nặng có thể gây ra tổn thương não. Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt với nhiều chuyên khoa khác nhau như: Nội, ngoại, sản, nhi, tim mạch, ung bướu, huyết học, cấp cứu, hồi sức tích cực,… Vì vậy lượng máu bệnh viện sử dụng là rất lớn. Máu và chế phẩm phải được lưu trữ đủ cơ số để kịp thời cung cấp cho việc điều trị, đặc biệt là những trường hợp phải truyền máu cấp cứu và tối cấp. Trước đây nhóm máu Rh âm vẫn được coi là nhóm máu hiếm (0,07 đến 0,08%) ở người Việt Nam, [12], [16]. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ này cao hơn (0,15% đến 0,17%) [11], [21]. Các chế phẩm máu Rh âm không được lưu trữ thường xuyên mà chỉ khi cần mới dự trù cấp cứu, do đó nhiều khi quá chậm trễ. Việc nắm được đặc điểm và nhu cầu sử dụng nhóm máu này hàng năm tại bệnh viện Bạch Mai là rất cần thiết để có thể cung cấp được sớm nhất và truyền máu kịp thời, an toàn cho người bệnh. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhóm máu Rh(D) và cung cấp máu cho bệnh nhân Rh(D) âm tại bệnh viện Bạch Mai từ năm 2013 đến năm 2018” |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/453 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
CK2 NGUYỄN THỊ HỒNG H HOC.docx Tập tin giới hạn truy cập | 427.21 kB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.