Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4533
Title: Đánh giá kết quả điều trị kích thích điện thần kinh chày sau cho bệnh nhân bàng quang tăng hoạt sau đột quỵ não
Authors: Trần Thị, Linh
Advisor: Đỗ Đào, Vũ
Nguyễn Hoài, Nam
Keywords: bàng quang tăng hoạt;phục hồi chức năng;đột quỵ não
Issue Date: 20/11/2023
Abstract: Mục tiêu: Để đánh giá hiệu quả của phương pháp kích thích điện thần kinh chày sau qua da trong điều trị bàng quang tăng hoạt (OAB) sau đột quỵ não và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị kích thích điện thần kinh chày sau. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu trên 56 bệnh nhân mắc OAB sau đột quỵ não tại Trung tâm phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2022 đến tháng 6/2023. Các đối tượng được lựa chọn chia thành 2 nhóm (pTNS – dược lý), trong đó nhóm pTNS được điều trị bằng kích thích thần kinh chày sau qua da (tTNS) 3 buổi một tuần trong 4 tuần, nhóm dược lý được điều trị bằng Solifenacin 5mg/ngày trong 4 tuần. Các bệnh nhân được đánh giá thang điểm OABSS, nhật ký đi tiểu, điểm chất lượng cuộc sống IPSS-QoL thời điểm trước điều trị, sau can thiệp 4 tuần, và tỷ lệ bệnh nhân chịu tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Kết quả: Sau điều trị 4 tuần, nhóm pTNS cải thiện điểm OABSS (giảm 1,81±0,9 điểm, p<0,001), nhật ký đi tiểu (số lần tiểu/24h giảm 1,71±1,25, số lần tiểu đêm/24h giảm 1,59±1,04, số lần tiểu gấp/24h giảm 1,23±0,84, số lần són tiểu/24h giảm 0,84±0,43 với p<0,001), chất lượng cuộc sống IPSS-QoL (giảm 0,69±0,62, p<0,001) có ý nghĩa thống kê. Khi so sánh kết quả điều trị với nhóm dược lý, nhóm pTNS cải thiện kém hơn về điểm OABSS, nhật ký đi tiểu, điểm IPSS-QoL (p<0,05). Tuy nhiên, nhóm pTNS có tỷ lệ bệnh nhân chịu tác dụng phụ của điều trị thấp hơn nhóm dược lý (3,85% và 26,67%) (p<0,001). Khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng kết quả điều trị của pTNS, nhóm bệnh nhân dưới 70 tuổi có tỷ lệ cải thiện tốt cao hơn nhóm có tuổi từ 70 tuổi trở lên 12,8 lần và 95% CI (1,15-22,35) p=0,034, nhóm bệnh nhân có thời gian đột quỵ não dưới 3 tháng có tỷ lệ cải thiện tốt cao hơn nhóm có thời gian đột quỵ não từ 3 tháng trở lên, p=0,032. Các yếu tố giới tính, phân loại đột quỵ não, định khu bên liệt, mức độ bàng quang tăng hoạt không liên quan đến hiệu quả điều trị. Kết luận: Sau 4 tuần theo dõi, nhóm pTNS có cải thiện triệu chứng bàng quang tăng hoạt có ý nghĩa về điểm OABSS, nhật ký đi tiểu ba ngày, điểm chất lượng cuộc sống IPSS-QoL với p<0,001, nhưng hiệu quả kém hơn phương pháp dược lý với p<0,05. Xét về tác dụng phụ, nhóm PTNS ít tác dụng phụ hơn so với nhóm dược lý với p<0,001. Về một số yếu tó liên quan hiệu quả điều trị của pTNS: yếu tố tuổi, yếu tố thời gian sau đột quỵ não có liên quan đến tỷ lệ cải thiện tốt sau điều trị, các yếu tố giới tính, bên liệt, phân loại đột quỵ, mức độ triệu chứng OAB không liên quan. Khuyến nghị: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có bằng chứng ban đầu cho thấy pTNS có thể chỉ định điều trị OAB cho người bệnh sau đột quỵ não khá an toàn, đặc biệt những trường hợp chống chỉ định dược lý và cần tiếp tục nghiên cứu theo dõi hiệu quả kéo dài của kích thích điện thần kinh chày sau qua da trong điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân đột quỵ não và nguyên nhân thần kinh khác.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4533
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TRẦN THỊ LINH_chốt.pdf
  Restricted Access
1.77 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
TRẦN THỊ LINH_chốt.docx
  Restricted Access
2.08 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.