Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/448
Nhan đề: Đánh giá tác dụng trên pH dịch dạ dày của esomeprazole và ranitidine trong dự phòng loét đường tiêu hoá trên bệnh nhân thở máy
Tác giả: ĐẶNG HẢI, Sơn
Người hướng dẫn: PGS.TS.TRỊNH VĂN, ĐỒNG
Từ khoá: Đánh giá tác dụng trên pH dịch dạ dày của esomeprazole và ranitidine trong dự phòng loét đường tiêu hoá trên bệnh nhân thở máy
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Loét đường tiêu hoá là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nằm viện [1] [2]. Đặc biệt là ở những bệnh nhân nặng, bệnh nhân phải nằm điều trị ở những trung tâm chăm sóc điều trị tích cực thì loét đường tiêu hoá thường xuất hiện rất sớm, có thể xuất hiện trong 24h đầu tiên khi nhập viện [3, 4]. Nếu loét đường tiêu hoá không được phát hiện sớm và xử trí tốt thường dẫn đến chảy máu đường tiêu hoá. Có một số nghiên cứu đã chỉ ra việc xuất huyết đường tiêu hoá có liên quan tới việc tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân hoặc kéo dài thời gian nằm điều trị hồi sức tích cực ở nhóm bệnh nhân nặng [5-7]. Điều trị làm tăng độ pH dạ dày là biện pháp rất có hiệu quả trong điều trị dự phòng loét đường tiêu hoá, và làm giảm tỷ lệ chảy máu đường tiêu hoá ở bệnh nhân nằm hồi sức [8]. Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng sử dụng nhiều nhóm thuốc khác nhau để làm tăng độ pH trong dạ dày [3, 6, 9]. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) và nhóm thuốc đối kháng thụ thể Histamine 2 (H2RA) có tác dụng nâng và duy trì pH trong dạ dày, mà thuốc đã được khuyến cáo dùng là ranitidine, có vai trò lớn trong việc giảm tỷ lệ chảy máu đường tiêu hoá so với những bệnh nhân không được điều trị dự phòng loét đường tiêu hoá hoặc ở những bệnh nhân dùng giả dược [10-13]. Trong 2 nhóm thuốc trên, nhóm PPI cho là có hiệu quả hơn nhóm H2RA trong việc nâng độ pH dạ dày, và duy trì mức pH được lâu hơn [14-16]. Theo surviving sepsis campaign khuyến cáo nên sử dụng biện pháp điều trị dự phòng loét đường tiêu hoá ở những bệnh nhân nặng ( bệnh nhân thở máy, bệnh nhân có rối loạn đông máu..) trong đó chỉ ra nhóm PPI có tác dụng tốt hơn so với nhóm H2RA [17]. Điều này cũng phù hợp với thực hành lâm sàng hiện tại, PPI là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trong dự phòng loét đường tiêu hoá [6, 9, 18]. Trong nhóm PPI thì esomeprazole được cho là có giá trị tốt hơn so với thuốc PPI khác để điều trị dự phòng chảy máu đường tiêu hoá [15, 19, 20] Trong khi đó một số nghiên cứu quan sát chỉ ra bệnh nhân sử dụng PPI có thể tăng nguy cơ viêm phổi và nhiễm Clostridium Difficile so với nhóm sử dụng H2RA [14]. Tuy nhiên những quan sát này bị hạn chế do thiết kế nghiên cứu. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến điều trị dự phòng loét đường tiêu hoá của esomeprazole ở bệnh nhân thở máy, nhất là nhóm bệnh nhân chấn thương thở máy, và độ an toàn của thuốc này đối với những nhóm bệnh nhân này khi được điều trị dự phòng. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu“ Đánh giá tác dụng trên pH dịch dạ dày của esomeprazole và ranitidine trong dự phòng loét đường tiêu hoá trên bệnh nhân thở máy
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/448
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Dang Hai Son Ths GMHS.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
1.36 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.