Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/447
Title: | NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THANG ĐIỂM RICHMOND TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN THẦN Ở BỆNH NHÂN THÔNG KHÍ NHÂN TẠO XÂM NHẬP |
Authors: | ĐINH VĨNH THÁI |
Advisor: | PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn |
Issue Date: | 17/10/2018 |
Publisher: | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI |
Citation: | Thông khí nhân tạo xâm nhập trong các khoa hồi sức tích cực là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ được sử dụng nhiều và quan trọng [1] Thông khí nhân tạo có nhiều lợi ích, nhưng khi phải thở máy trong một thời gian dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng không có lợi cho bệnh nhân như viêm phổi liên quan thở máy, biến chứng hô hấp, xuất huyết tiêu hoá [2]. Người bệnh luôn trong tình trạng đau đớn khó chịu từ bệnh tật, từ ống nội khí quản, từ các các thủ thật can thiệp xâm lấn, từ các thiết bị y tế hỗ trợ, và rối loạn giấc ngủ, làm cho bệnh nhân trở lên lo lắng, dễ bị kích động, và mất đồng bộ hô hấp giữa bệnh nhân với máy thở, ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị bệnh [3]. Việc sử dụng thuốc an thần giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, bình tĩnh, hợp tác và hô hấp đồng bộ với máy thở, đồng thời giảm thiểu được những ảnh hưởng không có lợi do thông khí nhân tạo xâm nhập gây nên [4]; [5]; [6]. Trường hợp bệnh nhân do tình trạng bệnh lý sau khi đã loại trừ các nguyên nhân có thể khắc phục được gây thở chống máy song vẫn thở không theo máy thì có thể cần an thần sâu hơn để đồng bộ hô hấp. Vấn đề là dùng thuốc an thần như thế nào. Nếu dùng thuốc không đủ liều thì bệnh nhân sẽ vẫn lo âu, căng thẳng, thậm trí kích động, hô hấp mất đồng bộ với máy thở [7]. Còn nếu sử dụng lượng thuốc an thần quá nhiều thì nguy cơ gây ức chế hô hấp kéo dài, lệ thuộc thuốc, kéo dài thời gian thở máy, gia tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện, tăng thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và chi phí y tế [8]. Do đó việc đánh giá chính xác mức độ an thần của bệnh nhân đang phải thông khí nhân tạo xâm nhập để sử dụng lượng thuốc an thần phù hợp là rất quan trọng [9]. Từ những năm 1970 một số thang điểm an thần đã được sử dụng để đánh giá mức độ an thần của bệnh nhân làm căn cứ cho việc sử dụng thuốc an thần. Thang điểm Ramsay [10] ra đời năm 1974 đến nay vẫn thường được sử dụng tại các khoa hồi sức cấp cứu trên thế giới và ở Việt Nam bởi tính đơn giản dễ sử dụng, nhưng chỉ có một mức độ cho trạng thái kích động [11]; [12]. Trong khi đó thang điểm Richmond ¬¬¬¬¬¬¬¬¬[13] được phát triển từ năm 2002, ngày càng được sử dụng nhiều trên thế giới, thang điểm Richmond có 10 điểm số đánh giá đã đưa ra được nhiều mức độ an thần khác nhau, việc mô tả giữa các mức độ an thần cũng rất rõ ràng, chi tiết, việc đánh giá cũng dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đây là thang điểm có giá trị và đáng tin cậy trong theo dõi đánh giá mức độ tình trạng tinh thần ở bệnh nhân Hồi sức tích cực và bệnh nhân thở máy[14]; [15]; [16]; [17]. Trong hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội hồi sức Hoa Kỳ từ năm 2002 đến năm 2013 cũng đã đưa ra khuyến cáo nên sử dụng thang điểm Richmond trong việc đánh giá an thần ở bệnh nhân nặng và bệnh nhân thở máy [18]; [19]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức nào về thang điểm Richmond trong thông khí nhân tạo xâm nhập. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau: 1. So sánh giá trị thang điểm Richmond và thang điểm Ramsay ở bệnh nhân thông khí nhân tạo xâm nhập. 2. Nhận xét mức độ tin cậy của việc cho điểm Richmond trong theo dõi an thần bệnh nhân thông khí nhân tạo xâm nhập. |
Abstract: | Thông khí nhân tạo xâm nhập trong các khoa hồi sức tích cực là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ được sử dụng nhiều và quan trọng [1] Thông khí nhân tạo có nhiều lợi ích, nhưng khi phải thở máy trong một thời gian dài sẽ gây nhiều ảnh hưởng không có lợi cho bệnh nhân như viêm phổi liên quan thở máy, biến chứng hô hấp, xuất huyết tiêu hoá [2]. Người bệnh luôn trong tình trạng đau đớn khó chịu từ bệnh tật, từ ống nội khí quản, từ các các thủ thật can thiệp xâm lấn, từ các thiết bị y tế hỗ trợ, và rối loạn giấc ngủ, làm cho bệnh nhân trở lên lo lắng, dễ bị kích động, và mất đồng bộ hô hấp giữa bệnh nhân với máy thở, ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị bệnh [3]. Việc sử dụng thuốc an thần giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu, bình tĩnh, hợp tác và hô hấp đồng bộ với máy thở, đồng thời giảm thiểu được những ảnh hưởng không có lợi do thông khí nhân tạo xâm nhập gây nên [4]; [5]; [6]. Trường hợp bệnh nhân do tình trạng bệnh lý sau khi đã loại trừ các nguyên nhân có thể khắc phục được gây thở chống máy song vẫn thở không theo máy thì có thể cần an thần sâu hơn để đồng bộ hô hấp. Vấn đề là dùng thuốc an thần như thế nào. Nếu dùng thuốc không đủ liều thì bệnh nhân sẽ vẫn lo âu, căng thẳng, thậm trí kích động, hô hấp mất đồng bộ với máy thở [7]. Còn nếu sử dụng lượng thuốc an thần quá nhiều thì nguy cơ gây ức chế hô hấp kéo dài, lệ thuộc thuốc, kéo dài thời gian thở máy, gia tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện, tăng thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong và chi phí y tế [8]. Do đó việc đánh giá chính xác mức độ an thần của bệnh nhân đang phải thông khí nhân tạo xâm nhập để sử dụng lượng thuốc an thần phù hợp là rất quan trọng [9]. Từ những năm 1970 một số thang điểm an thần đã được sử dụng để đánh giá mức độ an thần của bệnh nhân làm căn cứ cho việc sử dụng thuốc an thần. Thang điểm Ramsay [10] ra đời năm 1974 đến nay vẫn thường được sử dụng tại các khoa hồi sức cấp cứu trên thế giới và ở Việt Nam bởi tính đơn giản dễ sử dụng, nhưng chỉ có một mức độ cho trạng thái kích động [11]; [12]. Trong khi đó thang điểm Richmond ¬¬¬¬¬¬¬¬¬[13] được phát triển từ năm 2002, ngày càng được sử dụng nhiều trên thế giới, thang điểm Richmond có 10 điểm số đánh giá đã đưa ra được nhiều mức độ an thần khác nhau, việc mô tả giữa các mức độ an thần cũng rất rõ ràng, chi tiết, việc đánh giá cũng dễ dàng, nhanh chóng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra đây là thang điểm có giá trị và đáng tin cậy trong theo dõi đánh giá mức độ tình trạng tinh thần ở bệnh nhân Hồi sức tích cực và bệnh nhân thở máy[14]; [15]; [16]; [17]. Trong hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hội hồi sức Hoa Kỳ từ năm 2002 đến năm 2013 cũng đã đưa ra khuyến cáo nên sử dụng thang điểm Richmond trong việc đánh giá an thần ở bệnh nhân nặng và bệnh nhân thở máy [18]; [19]. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu chính thức nào về thang điểm Richmond trong thông khí nhân tạo xâm nhập. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu sau: 1. So sánh giá trị thang điểm Richmond và thang điểm Ramsay ở bệnh nhân thông khí nhân tạo xâm nhập. 2. Nhận xét mức độ tin cậy của việc cho điểm Richmond trong theo dõi an thần bệnh nhân thông khí nhân tạo xâm nhập. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/447 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Dinh Vinh Thai_HSCC.pdf Restricted Access | 1.98 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.