Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4450
Title: Kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm hẹp ống sống ngang mức tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
Authors: Phạm Văn Tín
Advisor: TS. Đinh Mạnh Hải
PGS.TS. Kiều Đình Hùng
Keywords: Thoát vị đĩa đệm;Hẹp ống sống
Issue Date: 2023
Abstract: Thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ) là tình trạng di lệch khu trú của nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong khoang gian đốt sống1. Trong khi đó, bệnh lý HOS CSTL thường xuất hiện muộn hơn do thoái hóa đĩa đệm và là kết quả của sự thay đổi liên tục và đồng bộ ở nhiều cấu trúc giải phẫu như: giảm chiều cao đĩa đệm, phì đại khớp liên mấu, phì đại dây chằng vàng, hình thành gai xương, kèm theo hoặc không kèm theo thoát vị đĩa đệm2. Người bệnh có TVĐĐ kèm HOS ngang mức thường biểu hiện trên lâm sàng: hội chứng cột sống, hội chứng chèn ép rễ thần kinh và đi lặc cách hồi. Để chẩn đoán bệnh lý TVĐĐ CSTL kèm HOS, bác sĩ cần khai thác tiền sử và thăm khám lâm sàng người bệnh một cách tỉ mỉ. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ) là công cụ hiệu quả giúp bác sĩ lâm sàng khẳng định chẩn đoán của mình3. Đa số bệnh nhân TVĐĐ CSTL kèm HOS sẽ được theo dõi, điều trị bảo tồn khi lâm sàng không có triệu chứng chèn ép thần kinh hoặc chèn ép thoáng qua. Phẫu thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa thất bại hoặc người bệnh có dấu hiệu tổn thương thần kinh do chèn ép cấp tính, tiến triển4. Đối với các trường hợp TVĐĐ, HOS CSTL có mất vững cột sống thì phẫu thuật mở cố định cột sống, giải ép, ghép xương liên thân đốt sống qua lỗ liên hợp (TLIF) và phẫu thuật ít xâm lấn (MIS TLIF) là hai lựa chọn khá phổ biến hiện nay. Mục đích chính của phẫu thuật là lấy bỏ toàn bộ đĩa đệm thoát vị, giải phóng chèn ép thần kinh, tăng diện ghép xương liên thân đốt, tái tạo chiều cao đĩa đệm, làm vững và duy trì độ ưỡn của cột sống thắt lưng5,6. Phương pháp phẫu thuật MIS TLIF ra đời sau và được kỳ vọng sẽ cải thiện được các nhược điểm của phẫu thuật TLIF như là đường mổ nhỏ, bảo tồn cấu trúc giải phẫu, giảm lượng máu mất trong mổ, giảm lượng thuốc giảm đau và thời gian nằm viện sau mổ, trong khi vẫn đảm bảo được khả năng giải ép thần kinh cũng như làm vững cột sống. Bên cạnh đó, một số tác giả cho rằng phẫu thuật MIS TLIF còn một số hạn chế như là thời gian phẫu thuật lâu, tăng nguy cơ phơi nhiễm với tia X5,6,7. Tại Việt Nam, hai phương pháp TLIF và MIS TLIF được áp dụng lần đầu tiên lần lượt vào năm 2008 và 2010 tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Từ đó đến nay, các phương pháp này đã được triển khai và áp dụng phổ biến ở các Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh – Cột sống lớn tại Việt Nam. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã bắt đầu áp dụng phẫu thuật ít xâm lấn cố định cột sống, giải ép và ghép xương liên thân đốt sống từ đầu năm 2018 đến nay song song với phẫu thuật mổ mở TLIF7. Bởi vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm hẹp ống sống ngang mức tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội”. Với hai mục tiêu:  Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng kèm hẹp ống sống ngang mức được phẫu thuật.  Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả phẫu thuật cố định cột sống và ghép xương liên thân đốt sống lối sau qua lỗ liên hợp cho bệnh lý TVĐĐ cột sống thắt lưng kèm hẹp ống sống ngang mức tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4450
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn thạc sỹ y học- Phạm Văn Tín.docx
  Restricted Access
8.6 MBMicrosoft Word XML
Luận văn thạc sỹ y học- Phạm Văn Tín.pdf
  Restricted Access
2.13 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.