Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/443
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA GENE XPERT TRONG CHẨN ĐOÁN LAO MÀNG NÃO NGƯỜI LỚN
Năm xuất bản: 10/10/2018
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Lao màng não là bệnh cảnh lâm sàng do vi khuẩn lao gây tổn thương ở màng não (gồm màng cứng, màng nhện và màng mềm bao quanh mô não, não thất và tủy sống), là biểu hiện hay gắp của bệnh lao ở hệ thần kinh trung ương và là thể lao ngoài phổi nặng nhất có thể để lại di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện ở giai đoạn muộn[1]. Bệnh thường gặp ở những vùng có tình hình dịch tễ bệnh lao cao trên thế giới, trong đó có Việt Nam[2]. Báo cáo của WHO năm 2018 đánh giá Việt Nam đứng thứ 15 trong số 30 nước có có số người bệnh lao cao nhất, đồng thời đứng thứ 16 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới [3]. Năm 2016, Chương trình chống lao Quốc gia (CTCLQG) ước tính Việt Nam có 180 000 người hiện mắc lao, 128 000 trường hợp mới mắc lao các thể (tỷ lệ 137/10 0000 dân), trong đó có khoảng 19 000 trường hợp mắc lao ngoài phổi chiếm khoảng 18,1%[4]. Lao màng não còn là một chỉ số dịch tễ đánh giá hiệu quả CTCLQG. Lao màng não là một thể lao ngoài phổi gặp ở mọi lứa tuổi, các thống kê nghiên cứu nhiều năm lao màng não vào viện điều trị chiếm hơn 1-2 % tổng số bệnh nhân lao hoạt động,chiếm 5% các trường hợp lao ngoài phổi[5],[6],[7]. Mặc dù đã có những tiến bộ trong việc điều trị nhưng lao màng não vẫn là thể bệnh khó chẩn đoán, tỷ lệ tử vong khoảng 30% và thường để lại những di chứng thần kinh nặng nề [8],[9],[10],[11]. Các nghiên cứu đều chỉ ra chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị góp phần làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh[12],[13]. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết để cải thiện tiên lượng bệnh. Những đối tượng dễ mắc lao màng não: những người đang mắc lao cấp theo đường máu (lao kê), đang mắc lao tiên phát được chẩn đoán muộn, điều trị bệnh không đúng, đang mắc lao nhiều bộ phận như lao đa màng, lao toàn thể…trẻ em không tiêm phòng BCG, những tình trạng giảm sức đề kháng như tiểu đường, điều trị corticoid kéo dài, HIV,…[1]. Theo các nghiên cứu trước lao màng não có yếu tố thuận lợi chiếm 51,9% các trường hợp [14]. Biểu hiện lâm sàng của lao màng não người lớn rất đa dạng và không đặc hiệu, rất giống với biểu hiện lâm sàng của viêm não – màng não do nguyên nhân khác nên dễ chẩn đoán nhầm. Hiện nay các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện vi khuẩn lao trực tiếp hoặc gián tiếp trong dịch não tủy đã có nhiều tiến bộ (Gene-Xpert, HAIN test, nuôi cấy, KSĐ môi trường lỏng, ELISA,…) có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và cho kết quả sớm, có thể cho biết tính kháng thuốc của vi khuẩn lao, các XN chẩn đoán hình ảnh như CT sọ não, MRI sọ não cũng góp phần quan trọng trong chẩn đoán, từ đó có phương pháp điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân lao màng não. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu nguy cơ và tính kháng thuốc của vi khuẩn lao trong LMN là rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị lao màng não, các nghiên cứu này còn ít tác giả trong nước đề cập tới. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của lao màng não người lớn điều trị tại BV phổi TƯ từ tháng 1/ 2017 - 4/ 2018. 2. Đánh giá vai tròcủa Gene Xpert trong chẩn đoán lao màng não, tính kháng thuốc của vi khuẩn lao ở lao màng não người lớn.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/443
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Dao Thi Ha_ Lao.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
4.25 MBAdobe PDF Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.