Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4435
Nhan đề: Tỷ lệ mắc bệnh, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị Bệnh loét dạ dày tá tràng trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Tác giả: Nguyễn Thuý, Dung
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Việt, Hà
Từ khoá: loét dạ dày tá tràng;Trẻ em;H.Pylori;Yếu tố liên quan
Năm xuất bản: 20/7/2023
Tóm tắt: Viêm loét dạ dày tá tràng trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn so với người lớn nhưng có xu hướng ngày càng tăng lên. Có sự khác biệt về các yếu tố nguy cơ của loét dạ dày tá tràng ở trẻ em so với người lớn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh và một số yếu tố liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên các trẻ 3-15 tuổi được chẩn đoán viêm, loét dạ dày tá tràng tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Tỷ lệ loét dạ dày tá tràng là 3,91%, trong đó chủ yếu là loét tá tràng (3,76%). Tỷ lệ loét ở trẻ trai và trẻ gái là 3/1. Tuổi trung bình là 11,6 ±2,8 tuổi. Các yếu tố liên quan đến tình trạng loét dạ dày tá tràng là tiền sử sử dụng corticoid, gia đình có người mắc loét dạ dày tá tràng và trẻ có bố mẹ anh chị em ruột sống chung nhiễm H. pylori. Kết luận: loét dạ dày tá tràng là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ em tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Cần lưu ý chẩn đoán loét dạ dày tá tràng ở trẻ em đau bụng tái diễn có các yếu tố nguy cơ như tiền sử có sử dụng corticoid, gia đình có người mắc loét dạ dày tá tràng và gia đình có bố mẹ anh chị em ruột sống chung bị nhiễm H. pylori.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4435
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2023CK2Nguyenthuydung.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.43 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
2023CK2Nguyenthuydung.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
2.07 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.