Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4434
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ TRUNG BÌNH VÀ NẶNG BẰNG UỐNG ISOTRETINOIN KẾT HỢP BÔI AZELAIC ACID 20%
Authors: Lê, Thanh Bình
Advisor: Phạm, Thị Minh Phương
Keywords: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH TRỨNG CÁ Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA
Issue Date: 2023
Abstract: Tạp chí Da liễu học Việt Nam - Nghiên cứu khoa học ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN BỆNH TRỨNG CÁ Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THANH HÓA Lê Thanh Bình1*, Phạm Thị Minh Phương2,3 1 Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa 2 Đại học Y Hà Nội 3 Bệnh viện Da liễu Trung ương *Tác giả liên hệ: email: ; điện thoại: Ngày nhận bài: Ngày chấp nhận đăng: DOI: TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh trứng cá ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa từ 3/2022 đến 12/2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân điều trị mụn trứng cá tại Bệnh viện Thanh Hóa từ 3/2022 đến 12/2022. Kết quả: Tỷ lệ nam cao hơn so với nữ (54% và 46%); tuổi trung bình là 18 tuổi với thời gian mắc bệnh trung bình 8,38 tháng. Dạng lâm sàng trứng cá sẩn đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 91,3%; mụn đầu trắng 88,7%; mụn đầu đen 76,0%. Vị trí tổn thương thường gặp là má (96,0%); trán (96,0%); cằm (79,3%). Phần lớn bệnh nhân có mức độ tổn thương nhẹ và trung bình chiếm 92,7%. Yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh là nam giới và nghề nghiệp lao động. Kết luận: Dạng lâm sàng thường nhất là trứng cá sẩn đỏ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen; phần lớn bệnh nhân ở mức độ bệnh trung bình và nhẹ. Yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh là nam giới và nghề nghiệp lao động. Từ khóa: trứng cá, lâm sàng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trứng cá là một bệnh da mạn tính, rất phổ biến và thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Căn nguyên gây bệnh là sự tăng tiết chất bã nhờn, sừng hóa cổ nang lông, vai trò của vi khuẩn (chủ yếu là P.acnes), và phản ứng viêm. Có một số yếu tố có thể làm nặng thêm trứng cá như thời tiết, chế độ ăn, tâm lý, căng thẳng thần kinh, chế độ sinh hoạt... Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương, từ 2007 – 2009, số lượt bệnh nhân trứng cá đến khám chiếm 13,6% tổng số bệnh da1. Về lâm sàng, bệnh trứng cá biểu hiện đa dạng với nhiều loại tổn thương khác nhau, trong đó trứng cá thông thường chiếm đa số2. Tổn thương tâm lý kéo dài khiến cho cuộc sống cá nhân, gia đình, các mối quan hệ xã hội bị ảnh hưởng, hiệu quả công việc, học tập giảm sút 3-5. Tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa, trong năm 2020 có số bệnh nhân bị bệnh trứng cá đến khám bệnh và điều trị là 3.596; chiếm 9,1% trong số mặt bệnh tại Bệnh viện. Nhằm cung cấp thông tin về đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá của bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan bệnh trứng cá ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa từ 3/2022 đến 12/2022. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh bị trứng cá thông thường, đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước tính 1 tỷ lệ trong quần thể: Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần phải đạt được. Z(1-/2): 1,96 với độ tin cậy 95%. p: Ước tính tỷ lệ mắc trứng cá p=0,825 6. e: sai số tuyệt đối e=0,07  Cỡ mẫu n = 114. Nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên 150 đối tượng trong thời gian nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện Các bước tiến hành nghiên cứu: Bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn được ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu, sau đó được hỏi bệnh và khám bệnh theo bệnh án nghiên cứu. Các biến số của nghiên cứu bao gồm: + Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu: Tuổi; giới ;nghề nghiệp ;Yếu tố gia đình; nơi ở, thói quen hút thuốc, Yếu tố stress/thói quen ăn đồ ngọt/thức khuya, Tiền sử điều trị trước đó. + Đặc điểm lâm sàng: Vị trí tổn thương , Loại hình tổn thương của trứng cá , Mức độ bệnh theo thang điểm GAGS , Triệu chứng cơ năng Tiêu chuẩn đánh giá: Bảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ bệnh trứng cá sử dụng hệ thống phân độ trứng cá toàn cầu GAGS (The Global acne grading system) 7 Bảng 2. 1. Cách tính điểm các vùng Thứ tự vùng Vị trí vùng Điểm Factor Tổn thương Điểm I Trán 2 Không có tổn thương 0 điểm II Má phải 2 Mụn đầu trắng, mụn đầu đen 1 điểm III Má trái 2 Sẩn đỏ 2 điểm IV Mũi 1 Mụn mủ 3 điểm V Cằm 1 Cục, nang 4 điểm VI Ngực và lưng 3 - Điểm của từng vùng = điểm Factor x điểm của loại tổn thương nặng nhất có tại vùng đó. - Điểm GAGS của mỗi bệnh nhân = tổng số điểm 6 vùng của bệnh nhân đó. Bảng 2. Phân loại mức độ nặng của bệnh Điểm Phân loại 1-18 điểm Nhẹ 19-30 điểm Trung bình >30 điểm Nặng/rất nặng Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám da liễu, Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa - Thời gian nghiên cứu: Tháng 2/2022 đến tháng 12/2022. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được mã hóa, nhập vào máy tính và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Các thuật toán thống kê sử dụng trong nghiên cứu: với biến định tính tính tỷ lệ phần trăm (%); với biến định lượng tính trung bình, độ lệch chuẩn giá trị min-max. So sánh 2 tỷ lệ sử dụng phép kiểm χ2 để đánh giá sự khác biệt biến định tính hiệu chỉnh Fisher (Fisher’s exact test). 2.3. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được sự đồng thuận thông qua đề cương Bác sĩ chuyên khoa II - Trường Đại học Y Hà Nội (số quyết định 292/QĐ-ĐHYHN) và Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa. Các bệnh nhân được giải thích rõ và tự nguyện tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân có thể dừng tham gia nghiên cứu bất kỳ thời điểm nào mà họ muốn. 3. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu (n=150) Đặc điểm chung Số lượng Tỷ lệ % Giới Nam 81 54,0 Nữ 69 46,0 Tuổi trung bình (±SD) 18,06±5,71 (12-38 tuổi) Nghề nghiệp Học sinh, sinh viên 110 73,3 Nông dân, công nhân 31 20,7 Cán bộ công chức 4 2,7 Khác 5 3,3 Thời gian mắc bệnh trung bình (±SD) 8,39±10,32 (1-48 tháng) Yếu tố tác động Tiền sử gia đình có người bị trứng cá 34 22,7 Thói quen ăn đồ ngọt 948 32,0 Thức khuya 44 29,3 Thời tiết (mùa hè) 47 31,3 Tiền sử điều trị trước đó Nặn mụn 143 95,3 Thuốc bôi có corticoid 14 9,3 Dùng mỹ phẩm bôi 25 16,7 Không sử dụng gì 25 16,7 Trong 150 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ nam giới 54,0% ca hơn so với nữ giới 46,0%. Tuổi trung bình chung của nhóm đối tượng nghiên cứu 18,06±6,40 với tuổi nhỏ nhất 12 tuổi, lớn nhất 38 tuổi. Tỷ lệ đối tượng là học sinh sinh viên chiếm cao nhất 73,3%; nhóm nông dân công nhân chiếm 20,7%. Thời gian mắc bệnh trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là gần 9 tháng với thời gian mắc bệnh ngắn nhất 1 tháng, dài nhất 48 tháng. Tỷ lệ đối tượng có tiền sử gia đình có người bị trứng cá 22,7% (đều là anh/chị/em ruột). Khoảng 1/3 đối tượng có thói quen ăn đồ ngọt, thức khuya và tác động bởi thời tiết (mùa hè). Hầu hết các đối tượng đều đã nặn mụn trước đó (95,3); 9,3% có bôi thuốc corticoid. Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh trứng cá (n=150) Đặc điểm lâm sàng Số người bệnh Tỷ lệ % Triệu chứng cơ năng Đau 107 71,3 Ngứa 108 72,0 Rát 37 24,7 Phân bố theo vị trí tổn thương Má 144 96,0 Trán 144 96,0 Cằm 119 79,3 Mũi 48 32,0 Ngực 11 7,3 Lưng 4 2,7 Phân bố loại hình tổn thương Sẩn đỏ 137 91,3 Mụn đầu trắng 133 88,7 Mụn đầu đen 114 76,0 Mụn mủ 107 71,3 Cục, nang 49 32,7 Dát thâm 19 12,7 Sẹo lõm 8 5,3 Giãn mạch 6 4,0 Da dầu 6 4,0 Dát đỏ 3 2,0 Sẹo lồi 0 0,0 Hầu hết đối tượng đều có triệu chứng đau (71,3%); 72,0% đối tượng có triệu chứng ngứa, 24,7% đối tượng có triệu chứng rát. Vị trí tổn thương phổ biến nhất là trán và má (96,0%); 79,3% có vị trí tổn thương ở cằm. Các vị trí còn lại hiếm gặp hơn: mũi (32%); ngực (7,3%); ít gặp nhất là tổn thương ở lưng (2,7%). Loại hình tổn thương thường gặp là sẩn đỏ (91,3%); mụn đầu trắng (88,7%); mụn đầu đen (76,0%); mụn mủ (71,3%); các loại hình khác có tỉ lệ thấp hơn: cục nang (32,7%); dát thâm (12,7%). Tỷ lệ các loại hình khác ít gặp hơn (dưới 10%): sẹo lõm, giãn mạch, da dầu, dát đỏ, sẹo lồi. Biểu đồ 1: Phân bố tổn thương theo vùng Điểm tổn thương của từng vùng lần lượt: trán 5,13±1,14; má phải 5,96±1,56; má trái 5,01±1,50; ngực có điểm tổn thương cao nhất 7,15±1,95. Bảng 3: Phân bố bệnh trứng cá theo mức độ bệnh theo điểm GAGS Mức độ bệnh Số người bệnh Tỉ lệ % Mức độ nhẹ (1-18 điểm) 84 56,0 Mức độ trung bình (19-30 điểm) 55 36,7 Mức độ nặng (31-38 điểm) 11 7,3 Mức độ rất nặng (>= 39 điểm) 0 0 Tổng 150 100 GAS trung bình 18,59±5,24 (min-max: 10-34) Biểu đồ 1. Điểm tổn thương phân bố từng vùng, mức độ bệnh theo thang điểm GAGS Đánh giá mức độ bệnh theo thang điểm GAGS, tỷ lệ đối tượng ở mức độ nhẹ cao nhất 56,0%; 7,3% có mức độ nặng. Điểm GAGS trung bình chung là 18,59 điểm, với điểm thấp nhất 10, cao nhất 34 điểm. Bảng 4. Một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh trứng cá Bệnh trứng cá Yếu tố Nhẹ/vừa Nặng p n % n % Nhóm tuổi: <15 22 100 0 0 0,08 15-19 91 93,8 6 6,2 ≥20 26 83,9 5 16,2 Giới: Nam 70 86,4 11 3,6 <0,01* Nữ 69 100 0 0 Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên 106 96,4 4 3,6 <0,01* Nông dân, công nhân 26 83,9 5 16,1 Cán bộ công chức 4 100 0 0 Khác 3 60,0 2 40,0 Tiền sử gia đình: Có 30 88,2 4 11,8 0,27 Không 109 94,0 7 6,0 Thói quen sử dụng đồ ngọt: Có 47 97,9 1 2,1 0,18 Không 92 90,2 10 9,8 Thói quen thức khuya: Có 40 90,9 4 9,1 0,73 Không 99 93,4 7 6,6 Tác động bởi thời tiết: Có 45 95,7 2 4,3 0,50 Không 94 91,3 9 8,7 Thời gian mắc bệnh: <12 tháng 112 94,1 7 5,9 0,16 12 - <24 tháng 9 75,0 3 25,0 24 - <36 tháng 9 90,0 1 10,0 36 - <48 tháng 5 100 0 0 ≥48 tháng 4 100 0 0 Tiền sử sử dụng thuốc: Không sử dụng gì 5 83,3 1 16,7 0,22 Nặn mụn 97 92,4 8 7,6 Thuốc bôi có corticoid 1 100 0 0 Cả nặn mụn và dùng thuốc 11 84,6 2 15,4 Cả nặn mụn và mỹ phẩm 25 100 0 0 Tổng 139 92,7 11 7,3 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<0,05 Có mối liên quan giữa giới, nghề nghiệp với mức độ nặng của bệnh: mức độ nặng ở nam cao hơn so với nữ; mức độ nặng ở nhóm khác (nghề tự do, nội trợ), nhóm công nhân/nông dân cao hơn so với nhóm cán bộ công chức, p<0,05. Chưa thấy có mối liên quan giữa tuổi, tiền sử gia đình, thói quen sử dụng đồ ngọt, thức khuya, tác động bởi thời tiết, thời gian mắc bệnh, tiền sử sử dụng thuốc. 4. BÀN LUẬN Phần lớn đối tượng đều có triệu chứng đau (71,3%). Với bệnh trứng cá khi có các tổn thương viêm như sẩn đỏ, mụn mủ, đặc biệt là tổn thương viêm nhiễm rộng và sâu dưới trung bì như cục, nang sẽ gây nên triệu chứng cơ năng là đau, nhức. Do tỉ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn là bệnh nhân vừa và nặng có nhiều mụn mủ, cục, nang viêm do đó dẫn đến tỉ lệ đau, nhức ở bệnh nhân trứng trên 70%. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, cũng có 72,0% đối tượng có triệu chứng ngứa, 26,7% đối tượng có triệu chứng rát. Ngứa là triệu chứng có thể gặp ở các mức độ của bệnh trứng cá, đặc biệt khi bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc mỹ phẩm bôi không phù hợp. Ngoài ra, ngứa còn do tác dụng phụ của thuốc điều trị trứng cá (vitamin A acid...). Xu hướng về triệu chứng cơ năng của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trước tuy nhiên tỷ lệ về các triệu chứng đau, ngứa, rát trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu trước, như nghiên cứu của Dương Thị Hằng (2019) 8có 26,8% đối tượng có ngứa, 23% cảm thấy đau. Trong nghiên cứu của Dương Thị Lan đau chiếm 26,1%, nhức chiếm 21,3%, ngứa chiếm 29,6% và đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì 9. Phạm Thị Bảo Trâm Bệnh nhân mụn trứng cá than phiền nhất là cảm giác ngứa (73,7%), kế đến là các triệu chứng rát; cảm giác kiến bò; đau với tỷ lệ lần lượt là 34,2%; 33,3% và 13,5% 10. Nguyễn Thị Ngọc (2013) số bệnh nhân có triệu chứng ngứa là 30,7% và đau, nhức là 14,5% 11. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hồng, triệu chứng đau gặp nhiều nhất chiếm 45,5%, tiếp đến là ngứa chiếm 33,9%, nhức 29,2 và không có biểu hiện gì là 42,2% 12. Có sự khác biệt và chệnh lệch nhau về triệu chứng cơ năng có thể do mức độ đau, nhức, ngứa phụ thuộc vào mức độ tổn thương và ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân. Vị trí tổn thương phổ biến nhất là trán và má (96,0%); 79,3% có vị trí tổn thương ở cằm. Các vị trí còn lại hiếm gặp hơn: mũi (32,0%); ngực (7,3%); ít gặp nhất là tổn thương ở lưng (2,7%). Tuyến bã có vai trò quan trọng trong cơ chế hình thành bệnh trứng cá. Về nguyên tắc ở đâu có tuyến bã ở đấy có nguy cơ bị bệnh trứng cá, vùng nào có mật độ tuyến bã cao sẽ có nguy cơ mắc trứng cá hơn những vùng có mật độ tuyến bã thấp. Da vùng mặt có số lượng tế bào tuyến bã nhiều nhất, tế bào tuyến bã lại có thể tích lớn hơn, tuyến bã phát triển gấp 5 lần ở các nơi khác Đó là lý do tại sao trứng cá hay mọc ở mặt ngực lưng so với vị trí khác. Tuyến bã ở những vùng da khác nhau đáp ứng với nội tiết tố khác nhau. Tuyến bã ở chi dưới đáp ứng với androgen rất thấp hoặc không đáp ứng. Trong khi đó ở mặt tuyến bã lại đáp ứng với androgen rất mạnh. Chính vì vậy nên trứng cá thường phổ biến gặp ở mặt (2 gò má, trán, xung quanh miệng), ngực và lưng. Kết quả này cũng phú hợp với đặc điểm người bệnh trứng cá trong những nghiên cứu trước. Trong nghiên cứu của Trịnh Tiến Thành (2021) vị trí chiếm tỷ lệ cao nhất là mặt 99,2% tiếp đến là lưng 45,2%, ngực 17,7% và thấp nhất là các vị trị khác 15,3%13. Tác giả Phạm Thị Bích Na (2022) cho thấy tổn thương phân bố nhiều nhất ở mặt (100%), kế đến là lưng (53,8%), ngực (42,0%) và mặt ngoài cánh tay (1,7%) 14. Nghiên cứu Phương Quỳnh Hoa cho thấy về vị trí tổn thương, tổn thương rải rác toàn mặt chiếm tỷ lệ cao nhất với tỷ lệ 56,0%, tiếp theo là má với tỷ lệ 41,8%15. Dương Thị Lan và cộng sự cho thấy 100% bệnh nhân có tổn thương ở mặt, trong đó 98,3% có tổn thương ở má, trán chiếm 95,2%, cằm 91,3%, mũi 70,9%. Lưng là vị trí nhiều mụn trứng cá thứ 2 sau mặt chiếm 50,4%, ngực chiếm 34,8%, các vị trí khác ít gặp chiếm 4,3%9. Adityan và cộng sự cho thấy 100% bệnh nhân đều có vị trí thương tổn trên mặt 16 Loại hình tổn thương thường gặp là sẩn đỏ (91,3%); mụn đầu trắng (88,7%); mụn đầu đen (76,0%); mụn mủ (71,3%); các loại hình khác có tỉ lệ thấp hơn: cục nang (32,7%); dát thâm (12,7%). Tỷ lệ các loại hình khác ít gặp hơn (dưới 10%): sẹo lõm, giãn mạch, da dầu, dát đỏ, sẹo lồi.. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của bệnh là tổn thương chủ yếu dưới dạng nhân trứng cá (mụn đầu trắng, mụn đầu đen). Trong quá trình tiến triển của bệnh tuỳ theo mức độ tăng tiết chất bã, dày sừng cổ tuyến bã, bội nhiễm vi khuẩn sẽ xuất hiện một số tổn thương nặng hơn như: sẩn đỏ, mụn mủ, cục, nang. Rất ít khi gặp chỉ một loại tổn thương đơn độc trên bệnh nhân trứng cá nhưng các tổn thương cũng không phải thường xuyên phối hợp đầy đủ trên một bệnh nhân. Tuỳ theo thời điểm bệnh nhân đến khám mà thầy thuốc có thể gặp một vài loại tổn thương phối hợp và một loại tổn thương nào đó có thể chiếm ưu thế hơn. Các nghiên cứu cũng đều ghi nhận loại hình tổn thương phổ biến là mụn sẩn, mủ. Trong nghiên cứu của Trịnh Tiến Thành (2021) thương tổn chiếm tỷ lệ cao nhất là nhân, sẩn và thương tổn mụn mủ với tỷ lệ lần lượt là 96,3%, 93,4% và 89,6%: thấp nhất là thương tổn sẹo lồi với tỷ lệ 9,5%13. Tác giả Phạm Thị Bích Na (2022) cho thấy loại tổn thương cơ bản của bệnh trứng cá thường gặp nhất lần lượt là mụn đầu trắng, mụn đầu đen, sẩn, mụn mủ. Tổn thương đi kèm thường gặp nhất là tăng sắc tố và sẹo lõm. Thể lâm sàng thường gặp nhất là trứng cá sẩn mụn mủ14. Phạm Thị Bảo Trâm và cộng sự (2022) cho thấy sang thương mụn mủ chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,4%, kế đến là sẩn nhân và nang với tỷ lệ lần lượt là 38,9%; 22,2%; 9,5% 10. Đánh giá mức độ bệnh theo thang điểm GAGS, tỷ lệ đối tượng ở mức độ nhẹ cao nhất 56,0%; 7,3% có mức độ nặng. Điểm GAGS trung bình chung là 18,59 điểm, với điểm thấp nhất 10, cao nhất 34 điểm. Nghiên cứu của Dương Thị Lan cũng đánh giá theo thang điểm GAGS cho thấy trong 230 bệnh nhân mức độ bệnh trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất là 53,5%, tiếp theo là mức độ nhẹ 44,8%, rất ít bệnh nhân mức độ bệnh nặng 1,7%, không có bệnh nhân nào mức độ rất nặng9. Một số nghiên cứu lại đánh giá mức độ nặng của bệnh bằng thang điểm khác, như cách phân loại của Hayashi 17, Cunliffe 18, theo Karen McCoy 19, Jerry KL Tan – 2008 20. Một số yếu tố được ghi nhận ảnh hưởng đến sự khởi phát và mức độ nặng của bệnh trứng cá như tiền sử gia đình, chu kỳ kinh nguyệt, sang chấn tinh thần, thai kỳ, chế độ ăn, thời tiết, sử dụng thuốc và mỹ phẩm… 21. Các yếu tố này có thể làm khởi phát bệnh và cũng có thể làm bệnh nặng thêm Kết quả của chúng tôi cho thấy chưa có mối liên quan giữa các đặc điểm chung như tuổi, gia đình, các yếu tố tác động với bệnh trứng cá, p>0,05; tuy nhiên có mối liên quan giữa nghề nghiệp và giới; mức độ nặng ở nam giới cao hơn so với nữ giới; mức độ nặng ở nhóm nghề tự do/nông dân/công nhân cao hơn so với đối tượng là cán bộ văn phòng. Điều này có thể giải thích do ở đối tượng này thường quan tâm về vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe tốt hơn so với nhóm đối tượng lao động. Về đặc điểm bệnh cũng chưa thấy mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tiền sử điều trị với mức độ nặng của bệnh. Điều này có thể do thời gian nghiên cứu với số lượng bệnh nhân đến khám chưa đủ lớn để có thể khám phá rõ ràng các mối liên quan này. Kết quả này cũng tương đồng với một số nghiên cứu trước đã thực hiện như nghiên cứu của Dương Thị Hằng (2019) 8, Dương Thị Lan (2018) 9. 5. KẾT LUẬN Tỷ lệ nam cao hơn so với nữ (54% và 46%); tuổi trung bình là 18 tuổi với thời gian mắc bện trung bình 8,38 tháng. Dạng lâm sàng trứng cá sẩn đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 91,3%; mụn đầu trắng 88,7%; mụn đầu đen 76,0%. Vị trí tổn thương thường gặp là má (96,0%); trán (96,0%); cằm (79,3%). Phần lớn bệnh nhân có mức độ tổn thương nhẹ và trung bình chiếm 92,7%. Yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh là nam giới và nghề nghiệp lao động. Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Bệnh viện Da liễu Thanh Hóa đã giúp chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. Cam kết không xung đột lợi ích: Các tác giả xin cam kết không có xung đột lợi ích trong đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Sáu. Cập nhật điều trị bệnh trứng cá. Tạp chí thông tin Y-Dược. 2010;7:2-6. 2. White GM. Recent findings in the epidemiologic evidence, classification, and subtypes of acne vulgaris. Journal of the American academy of dermatology. 1998;39(2):S34-S37. 3. Dreno B. Assessing quality of life in patients with acne vulgaris: implications for treatment. Am J Clin Dermatol. 2006;7(2):99-106. 4. Al Robaee AA. Assessment of general health and quality of life in patients with acne using a validated generic questionnaire. Acta Dermatovenerol Alp Pannonica Adriat. 2009;18(4):157-164. 5. Hayashi N, Imori M, Yanagisawa M, Seto Y, Nagata O, Kawashima M. Make-up improves the quality of life of acne patients without aggravating acne eruptions during treatments. Eur J Dermatol. 2005;15(4):284-287. 6. Hanh TT. Clinical and related factors in Acne-Experiences from Can Tho, Viet Nam. Malaysian Journal of Dermatology. 2011:6-11. 7. Doshi A, Zaheer A, Stiller MJ. A comparison of current acne grading systems and proposal of a novel system. Int J Dermatol. 1997;36(6):416-418. 8. Dương Thị Hằng. Điều trị trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin [Luận văn chuyên khoa cấp II]. Đại học Y Hà Nội2019. 9. Dương Thị Lan. Điều trị trứng cá thông thường mức độ trung bình bằng uống isotretinoin phối hợp desloratadin [Luận văn Bác sĩ Chuyên khoa II]2018. 10. Bảo TPT, Thanh TP, Văn BH. Nghiên cứu tình hình nhiễm nấm, demodex, đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của mụn trứng cá tại Bệnh Viện Da Liễu Cần Thơ năm 2021. Tạp chí Da liễu học Việt Nam. 2022(38). 11. NguyễnThịNgọc. Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng thuốc bôi Klenzit-C. Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. 2013. 12. NguyễnThịMinhHồng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng vitamin A acid tại Viện Da Liễu Quốc gia. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội. 2008. 13. Trịnh Tiến Thành HVB, Trần Đăng Quyết,. Đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân trứng cá thông thường đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ năm 2018-2019. Tạp chí y học Việt Nam. 2021;505:45-50. 14. Na PTB, Lan PT, Em ĐV. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2022;17:30-35. 15. Phương Quỳnh Hoa TLA. Đặc điểm lâm sàng của bệnh trứng cá thông thường mức độ trung bình và nhẹ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. Tạp chí Y học cộng đồng. 2019;5:44-50. 16. Adityan B, Thappa DM. Profile of acne vulgaris-A hospital-based study from South India. Indian Journal of Dermatology, Venereology Leprology. 2009;75:272. 17. Hayashi N, Akamatsu H, Kawashima M. “Establishement of grading criteria for acne severity”. J Dermatol. 2008:p.255-260. 18. CunliffeW.J. Acne vulgaris. Treatment of skin disease. 2002:6 – 13. 19. KarenMcCoy. “Acne and related disorder” The Merck Manuals Medical Library. 2008. 20. Tan JK. Current measures for the evaluation of acne severity. Expert Review of Dermatology. 2008;3(5):595-603. 21. Tan JK, Bhate K. A global perspective on the epidemiology of acne. British Journal of Dermatology. 2015;172(S1):3-12. SUMMARY Original research CLINICAL FEATURES OF ACNES VULGARIS AND SOME FACTOR AT THANH HOA DERMATOLOGY HOSPITAL Le Thanh Binh1*, Pham Thi Minh Phuong2,3 1 Thanh Hoa Dermatology Hospital 2 Hanoi Medical University 3 National Hospital of Dermatology and venerology * Correspondence: email: ABSTRACT Objectives: To investigate clinical features of acnes vulgaris and some related factors at Thanh Hoa Dermatology Hospital. Materials and methods: A cross-sectional study was conducted on 150 patients treated for acne at Thanh Hoa Hospital from 3/2022 to 12/2022. Results: among the subjects, the proportion of men was higher than that of women (54% and 46%); The mean age was 18 years old, acne duration was of 8.38 months. The clinical features of red papules accounted for the highest rate of 91.3%; whiteheads 88.7%; blackheads 76.0%. The most common lesion site was the cheek (96.0%); followed by forehead (96.0%); chin (79.3%). Most of the patients had mild and moderat acne, accounted for 92.7%. Factors related to the severity of the disease were male and labor occupation. Conclusion: The most common clinical features was acne red papules, whiteheads, blackheads. Most patients have moderate and mild disease. Factors related to the severity of the disease are male and labor occupation. Keywords: acnes vulgaris, clinical
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4434
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2023CK2lethanhbinh.pdf
  Restricted Access
2.5 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2023CK2lethanhbinh.docx
  Restricted Access
5.96 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.