Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4423
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorTrần, Lan Anh-
dc.contributor.authorLê, Thị Hiệp-
dc.date.accessioned2023-08-01T04:27:44Z-
dc.date.available2023-08-01T04:27:44Z-
dc.date.issued2023-07-14-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4423-
dc.description.abstractLang ben là một bệnh nhiễm nấm nông trên da thường gặp. Bệnh còn được gọi là bệnh nấm màu do có biểu hiện trên da bằng những dát tổn thương màu trắng, màu hồng hoặc nâu, bong vảy mỏng, mịn, tập trung chủ yếu ở vùng lưng, ngực1. Lang ben gặp ở mọi lứa tuổi nhưng cao nhất là tuổi thanh thiếu niên đến trung niên do ở giai đoạn này, tuyến bã tăng cường hoạt động. Bệnh giảm dần ở lứa tuổi 50-60 khi tuyến bã giảm hoạt động1,2. Bệnh chủ yếu gây nên do một loại nấm men có tên là Malassezia (M. spp) sống trên da. Gần đây một số nghiên cứu cho thấy chủng M.globosa gặp trong bệnh lang ben nhiều nhất3, M. furfur là chủng hay gặp tiếp theo, ngoài ra còn có các chủng gây bệnh khác M. sympodialis, M. sloffiae và M. restricta 4,5 Loại nấm này có thể tìm thấy trên nền da bình thường, sống cộng sinh và được biết tới với tên khác là Pityrosporum ovale hoặc Pityrosporum orbiculare 2,6 một loại nấm ưa mỡ cư trú tự nhiên trên bề mặt. Malassezia còn có thể gây bệnh viêm nang lông, viêm da dầu5. Điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển là khí hậu nóng, ẩm, vì thế bệnh lang ben thường phổ biến ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, vào mùa hè và mùa thu7. Một số yếu tố khác như trẻ suy yếu, người bị bệnh lao, bệnh tiểu đường, bệnh Cushing, suy giảm miễn dịch, điều trị kháng sinh lâu ngày, người có rối loạn thần kinh giao cảm làm tăng tiết mồ hôi, người có những thay đổi về thành phần hoá học của mồ hôi, tăng tiết bã nhờn8... cũng là những điều kiện thuận lợi để nấm Malassezia phát triển Bệnh lang ben không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào mùa hè, khi ra mồ hôi nhiều. Một số trường hợp bệnh dai dẳng, hay tái phát và có những vết loang lổ tăng hoặc giảm sắc tố trên da có thể ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Điều trị lang ben thường dùng thuốc đặc hiệu là chống nấm tại chỗ và toàn thân. Nhưng bệnh thường hay tái phát nên việc dùng đi dùng lại một loại thuốc kháng nấm dễ có nguy cơ xuất hiện chủng nấm kháng thuốc9 và gây khó khăn trong việc điều trị. Do đó việc phối hợp một loại thuốc bôi không đặc hiệu nhưng có hiệu quả trong điều trị nấm nông, kết hợp với thuốc kháng nấm đặc hiệu vừa dễ sử dụng vừa hạn chế bệnh tái phát, hạn chế xuất hiện chủng nấm kháng thuốc là rất cần thiết. Từ trước đến nay, điều trị lang ben thường được dùng thuốc chống nấm tại chỗ như bôi ketoconazole cream (kem ketoconazole 2%) mỗi ngày trong 2 tuần. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới gần đây cho thấy Adapalene gel (gel adapalene 0.1%) là một dẫn xuất của tretinoin, thuốc đặc hiệu trong việc trị mụn trứng cá 10 khi kết hợp với kem Ketoconazole 2% để điều trị bệnh lang ben lại cho hiệu quả cao. Năm 2012 Tian-Weishi a xiao và cộng sự nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị của kem ketoconazol 2% và gel Adapalene 0.1% trong bệnh lang ben cho thấy bôi gel Adapalene 0.1% cho hiệu quả tương đương với bôi kem ketoconazole 2% 11. Năm 2018 Mohamed Amer và cộng sự thấy rằng khi kết hợp giữa bôi kem ketoconazole 2% và gel Adapalene 0.1% mang lại hiệu quả cao trong điều trị lang ben12. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng kết hợp bôi hai loại thuốc trênvi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Đại cương về bệnh lang ben 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Căn nguyên gây bệnh 4 1.1.3. Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng 7 1.2. Các thuốc liên quan đến nghiên cứu 13 1.2.1. Ketoconazole 13 1.2.2. Adapalene 16 1.3. Một số kết quả nghiên cứu điều trị bệnh lang ben bằng thuốc bôi tại chỗ 19 1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới 19 1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.2. Vật liệu nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 24 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 24 2.2.3. Cách thức tiến hành 25 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 2.4. Xử lý, phân tích số liệu 29 2.5. Đạo đức trong nghiên cứu 29 2.6. Hạn chế của nghiên cứu 29 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Một số yếu tố liên quan, đặc điểm lâm sàng bệnh lang ben 31 3.1.1. Tình hình bệnh lang ben tại khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu Nghệ An 31 3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, yếu tố liên quan 34 3.2. Kết quả điều trị 41 3.2.1. So sánh đặc điểm đối tượng của hai nhóm nghiên cứu 41 3.2.2. Kết quả điều trị 43 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 47 4.1. Nghiên cứu tình hình, yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh lang ben 47 4.1.1. Nghiên cứu tình hình 47 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và yếu tố liên quan 51 4.2. Kết quả điều trị 57 4.2.1. So sánh đặc điểm đối tượng của hai nhóm nghiên cứu 57 4.2.2. Hiệu quả điều trị 58 KẾT LUẬN 66 KIẾN NGHỊ 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectLANG BEN, KEM KETOCONAZOLE 2% GEL ADAPALENEvi_VN
dc.titleKẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LANG BEN BẰNG BÔI KEM KETOCONAZOLE 2% KẾT HỢP VỚI GEL ADAPALENE 0.1% TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU NGHỆ ANvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV CKII - HIỆP - DA LIỄU== sau bảo vệ.doc
  Restricted Access
2.68 MBMicrosoft Word
LV CKII - HIỆP - DA LIÊU IN NOP QUYỂN 66===777.pdf
  Restricted Access
2.23 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.