Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/441
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BAN ĐẦU CHẤN THƯƠNG MẮT TẠI BỆNH VIỆN MẮT THÁI BÌNH NĂM 2017-2018
Authors: CHU TIẾN THÀNH
Advisor: PGS.TS. Phạm Trọng Văn
Issue Date: 16/10/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp, là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực. Chấn thương mắt bao gồm hai loại: Chấn thương đụng dập và chấn thương xuyên (chấn thương xuyên có dị vật và chấn thương xuyên không có dị vật). Chấn thương mắt có thể xảy ra đơn độc hay phối hợp với tổn thương toàn thân.Theo Phan Đức Khâm (1991), tỷ lệ chấn thương chiếm 10-15% trong các bệnh mắt [1]. Bệnh nhân bị chấn thương thường là người trẻ tuổi, nam nhiều hơn nữ gây ảnh hưởng đáng kể đến một lực lượng lao động chính trong xã hội. Chấn thương mắt thường để lại những hậu quả nặng nề nên việc xử trí chấn thương mắt đúng đắn và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phục hồi tốt chức năng của mắt và giải quyết vấn đề thẩm mĩ. Chấn thương đụng dập và chấn thương xuyên đều có thể gây ảnh hưởng đến mi mắt (sụp mi, lật mi, hở mi, đứt lệ quản, quặm mi). Mi mắt có vai trò về thẩm mĩ và bảo vệ nhãn cầu. Chấn thương đụng dập nhãn cầu có thể gây vỡ nhãn cầu tạo nên vết thương hở hoặc không gây vỡ nhãn cầu. Chấn thương đụng dập nhãn cầu tổn thương cũng rất nặng nề (xuất huyết tiền phòng, đứt chân mống mắt, lệch thủy tinh thể, bong võng mạc). Chấn thương xuyên có nguy cơ gây nhãn viêm đồng cảm cao, đặc biệt khi xử lý vết thương muộn, không đúng quy cách. Nghiên cứu về các tổn thương mắt do chấn thương đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trong nước cũng như tác giả ngoài nước. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Quốc Anh (2000), nghiên cứu 2861 bệnh nhân với 2945 mắt bị chấn thương điều trị nội trú tại khoa Chấn thương Bệnh viện mắt Trung ương từ tháng 1/1995 đến tháng 6/2000 nhận thấy: tỷ lệ chấn thương giữa nam và nữ rất khác biệt, nam chiếm 80,82% và nữ 19,72%. Tác giả đã thống kê được các nguyên nhân, hình thái lâm sàng, chỉ định điều trị, nhưng không đi sâu nghiên 2 cứu đặc điểm lâm sàng các tổn thương và kết quả sau điều trị [2]. Vũ Kỳ Mạnh (2008), nghiên cứu 806 bệnh nhân với 810 mắt chấn thương đụng dập nhãn cầu điều trị nội trú tại khoa Chấn thương Bệnh viện mắt Trung ương từ 1/2003 đến 12/2007, có 19,38% phối hợp với tổn thương vết thương da mi và có 2,35% có đứt lệ quản [3]. Nguyễn Mạnh Nghĩa (2002) nghiên cứu trong 3 năm (2000 – 2002), chấn thương Mắt chiếm 15,6% trong các bệnh nhân điều trị bệnh mắt , đối tượng bị chấn thương chủ yếu trong độ tuổi lao động (15 – 59) nam nhiều hơn nữ (76,9%), để lại di chứng nặng nề về chức năng thị giác. Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền bắc Việt Nam với dân số khoảng 2 triệu người và có tới 80% là làm nông nghiệp. Đất nước cũng đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền nông nghiệp cũng đang dần cơ giới hóa, hiện đại hóa. Do vậy tình hình chấn thương mắt những năm gần đây diễn biến phức tạp, số bệnh nhân chấn thương mắt ngày càng tăng, tổn thương mắt ngày càng đa dạng. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề chấn thương mắt có gì thay đổi và những yếu tố nào có thể góp phần hạn chế chấn thương mắt cũng như hậu quả của nó tại Thái Bình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu chấn thương Mắt tại Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2017 – 2018” với hai mục tiêu:
Abstract: Chấn thương mắt là một tai nạn thường gặp, là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực. Chấn thương mắt bao gồm hai loại: Chấn thương đụng dập và chấn thương xuyên (chấn thương xuyên có dị vật và chấn thương xuyên không có dị vật). Chấn thương mắt có thể xảy ra đơn độc hay phối hợp với tổn thương toàn thân.Theo Phan Đức Khâm (1991), tỷ lệ chấn thương chiếm 10-15% trong các bệnh mắt [1]. Bệnh nhân bị chấn thương thường là người trẻ tuổi, nam nhiều hơn nữ gây ảnh hưởng đáng kể đến một lực lượng lao động chính trong xã hội. Chấn thương mắt thường để lại những hậu quả nặng nề nên việc xử trí chấn thương mắt đúng đắn và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng nhằm phục hồi tốt chức năng của mắt và giải quyết vấn đề thẩm mĩ. Chấn thương đụng dập và chấn thương xuyên đều có thể gây ảnh hưởng đến mi mắt (sụp mi, lật mi, hở mi, đứt lệ quản, quặm mi). Mi mắt có vai trò về thẩm mĩ và bảo vệ nhãn cầu. Chấn thương đụng dập nhãn cầu có thể gây vỡ nhãn cầu tạo nên vết thương hở hoặc không gây vỡ nhãn cầu. Chấn thương đụng dập nhãn cầu tổn thương cũng rất nặng nề (xuất huyết tiền phòng, đứt chân mống mắt, lệch thủy tinh thể, bong võng mạc). Chấn thương xuyên có nguy cơ gây nhãn viêm đồng cảm cao, đặc biệt khi xử lý vết thương muộn, không đúng quy cách. Nghiên cứu về các tổn thương mắt do chấn thương đã được thực hiện bởi nhiều tác giả trong nước cũng như tác giả ngoài nước. Đỗ Như Hơn, Nguyễn Quốc Anh (2000), nghiên cứu 2861 bệnh nhân với 2945 mắt bị chấn thương điều trị nội trú tại khoa Chấn thương Bệnh viện mắt Trung ương từ tháng 1/1995 đến tháng 6/2000 nhận thấy: tỷ lệ chấn thương giữa nam và nữ rất khác biệt, nam chiếm 80,82% và nữ 19,72%. Tác giả đã thống kê được các nguyên nhân, hình thái lâm sàng, chỉ định điều trị, nhưng không đi sâu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng các tổn thương và kết quả sau điều trị [2]. Vũ Kỳ Mạnh (2008), nghiên cứu 806 bệnh nhân với 810 mắt chấn thương đụng dập nhãn cầu điều trị nội trú tại khoa Chấn thương Bệnh viện mắt Trung ương từ 1/2003 đến 12/2007, có 19,38% phối hợp với tổn thương vết thương da mi và có 2,35% có đứt lệ quản [3]. Nguyễn Mạnh Nghĩa (2002) nghiên cứu trong 3 năm (2000 – 2002), chấn thương Mắt chiếm 15,6% trong các bệnh nhân điều trị bệnh mắt , đối tượng bị chấn thương chủ yếu trong độ tuổi lao động (15 – 59) nam nhiều hơn nữ (76,9%), để lại di chứng nặng nề về chức năng thị giác. Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền bắc Việt Nam với dân số khoảng 2 triệu người và có tới 80% là làm nông nghiệp. Đất nước cũng đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền nông nghiệp cũng đang dần cơ giới hóa, hiện đại hóa. Do vậy tình hình chấn thương mắt những năm gần đây diễn biến phức tạp, số bệnh nhân chấn thương mắt ngày càng tăng, tổn thương mắt ngày càng đa dạng. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề chấn thương mắt có gì thay đổi và những yếu tố nào có thể góp phần hạn chế chấn thương mắt cũng như hậu quả của nó tại Thái Bình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ban đầu chấn thương Mắt tại Bệnh viện Mắt Thái Bình năm 2017 – 2018” với hai mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng chấn thương Mắt tại Bệnh viện Mắt Thái Bình. 2. Đánh giá kết quả điều trị ban đầu chấn thương Mắt tại Bệnh viện Mắt Thái Bình.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/441
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
CHu Tien Thanh_Nhan khoa.pdf
  Restricted Access
3.81 MBAdobe PDF Sign in to read
CHu Tien Thanh_Nhan khoa.pptx
  Restricted Access
15.17 MBMicrosoft Powerpoint XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.