Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4400
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUS C CÓ ĐỒNG NHIỄM VIÊM GAN VIRUS B
Other Titles: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRƯỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUS C CÓ ĐỒNG NHIỄM VIÊM GAN VIRUS B
Authors: Phạm, Viết Vinh
Advisor: Trần, Ngọc Ánh
Keywords: đồng nhiễm,viêm gan vi rút c, viêm gan vi rút b;đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
Issue Date: 30/6/2023
Publisher: Trường Đại Học Y Hà Nội
Abstract: Vi rút viêm gan B (HBV: Hepatitis B virus) và vi rút viêm gan C (HCV: Hepatitis C virus) là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh gan mạn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization), có khoảng hơn 250 triệu người nhiễm HBV và hơn 70 triệu người nhiễm HCV, đây là căn nguyên thường gặp của ung thư tế bào gan (HCC: Hepatocellular Carcinoma), dẫn tới 1,34 triệu người tử vong hàng năm1, 2. Viêm gan vi rút B và C mạn tính có thể không biểu hiện triệu chứng trong thời gian dài từ vài năm tới vài chục năm, ít nhất 60% các trường hợp ung thư tế bào gan phát hiện nhờ các xét nghiệm2. HBV và HCV có các phương thức lây truyền chung như đường tĩnh mạch, truyền máu, truyền từ mẹ sang con nên bệnh có thể mắc đồng thời. Tuy nhiên đồng nhiễm HBV/HCV có thể xảy ra do bội nhiễm sau khi đã nhiễm một loại trước đó. Do thiếu các nghiên cứu trên quy mô lớn, số lượng chính xác bệnh nhân đồng nhiễm HBV và HCV chưa được thống kê một cách đầy đủ. Tỷ lệ này dao động từ 1% tới 15%, chủ yếu phụ thuộc vào khu vực địa lý, số mẫu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu3, 4. Khoảng 60% bệnh nhân trước khi điều trị HCV nhiễm HBV ở thể không hoạt động có thể tái hoạt động HBV, trong khi một số bệnh nhân sau điều trị HCV có sự chuyển đổi kháng nguyên bề mặt viêm gan B, điều đó cho thấy sự tương tác phức tạp giữa hai loại vi rút này trong quá trình theo dõi và điều trị5. Bệnh nhân đồng nhiễm HBV/HCV có nguy cơ tiến triển thành xơ gan, bệnh gan mất bù và ung thư tế bào gan cao hơn mắc đơn độc HBV hoặc HCV6, 7, 8. Vì vậy, chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng của bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu riêng lẻ về dịch tễ học, lâm sàng cũng như điều trị bệnh nhân nhiễm HCV hoặc HBV đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên bệnh nhân đồng nhiễm HCV-HBV còn hạn chế, các dữ liệu chủ yếu ở một số quốc gia thuộc Châu Âu và Châu Á. Tại Việt Nam, đã có các nghiên cứu độc lập HBV hay HCV trên đối tượng khác nhau nhưng có ít nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân đồng nhiễm HCV – HBV. Để đóng góp thêm góc nhìn khái quát về tình hình mắc bệnh, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị của những bệnh nhân đồng nhiễm HCV và HBV, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau điều trị bệnh nhân viêm gan virus C có đồng nhiễm viêm gan virus B” với các mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trước và sau điều trị viêm gan virus C ở bệnh nhân có đồng nhiễm virus viêm gan B 2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm gan C
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4400
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2023CK2phamvietvinh.pdf
  Restricted Access
bản toàn văn luận văn ck2 pdf2.19 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2023CK2phamvietvinh.docx
  Restricted Access
bản toàn văn luận văn ck2 docx917.29 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.