Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4230
Title: Đặc điểm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trong các giai đoạn có dịch COVID-19 tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai
Authors: Đinh, Thị Anh
Advisor: Khổng, Nam Hương
Keywords: COVID-19;Nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
Issue Date: 2022
Abstract: Nhồi máu cơ tim (NMCT) là tình trạng hoại tử cơ tim, hậu quả của thiếu máu cơ tim cục bộ.1 Bệnh gây hậu quả nặng nề, với tỉ lệ tử vong cao. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc NMCT có xu hướng tăng lên nhanh chóng.2,3 NMCT cấp có ST chênh lên là một thể cấp tính trong NMCT, cần nhanh chóng tái tưới máu động mạch vành trong vòng 12h đầu từ khi có triệu chứng. Nhiều thử nghiệm lâm sàng trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc khôi phục nhanh dòng chảy cho nhánh ĐMV bị hẹp/tắc là yếu tố quan trọng quyết định tỉ lệ sống còn trước mắt cũng như lâu dài cho bệnh nhân. Các thử nghiệm lâm sàng (GUSTO-IIb, EMERALD, NRMI, v.v.) đã chứng minh rằng thời gian từ khi bệnh nhân tiếp xúc với nhân viên y tế đầu tiên cho đến khi được can thiệp ở nhóm bệnh nhân dưới 90 phút thì nguy cơ tử vong và tỷ lệ các biến chứng là thấp nhất trong trước mắt cũng như lâu dài.4,5 Hướng dẫn điều trị của ACC/AHA 2013 và ESC 2017 khuyến cáo loại I đối với các trường hợp NMCT có ST chênh lên có can thiệp mạch vành tiên phát phải đạt thời gian cửa - bóng dưới 90 phút. Với những bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện không có đơn vị can thiệp mạch vành cần phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có đơn vị can thiệp mạch vành thì thời gian cửa – bóng dưới 120 phút. Khi thời gian cửa - bóng có thể sẽ kéo dài trên 120 phút thì phải dùng thuốc tiêu sợi huyết nếu bệnh nhân không có chống chỉ định của thuốc tiêu sợi huyết, sau đó khẩn trương chuyển bệnh nhân đến bệnh viện có trung tâm can thiệp mạch vành.6–8 Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các nguyên nhân làm chậm trễ đến viện, chậm trễ điều trị bao gồm các nguyên nhân thuộc về bệnh nhân, thầy thuốc, hệ thống y tế, xã hội; và từ đó thiết lập các chiến dịch nhằm rút ngắn thời gian từ lúc bệnh nhân có triệu chứng đến lúc bệnh nhân được điều trị tái tưới máu. Từ cuối năm 2019 đại dịch COVID-19 xảy ra, đã có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của COVID-19 đến bệnh lý tim mạch. Trên mạch máu virus gây tổn thương nội mạc mạch máu và kích hoạt quá trình viêm, tăng đông máu, hình thành huyết khối. Đặc điểm đông máu do SAR-COV-2 là đông máu lan tỏa ở các mạch máu nhỏ/vi mạch, các mạch máu nhỏ này dễ bít tắc bởi vi huyết khối. Sự nguy hiểm của rối loạn đông máu ở bệnh nhân COVID-19 không chỉ tăng đông bình thường mà còn có sự tác động của phản ứng miễn dịch gây tăng đông tạo huyết khối, vi huyết khối ở nhiều cơ quan, trong đó có hệ mạch vành tim, làm tăng tỷ lệ bệnh lý mạch vành đặc biệt là nhồi máu cơ tim cấp. Ngoài ra, COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống người dân, cũng như vấn đề đi khám chữa bệnh của họ. Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nhập viện muộn, được điều trị muộn như người bệnh ở khu vực bị cách ly, tâm lý người nhà và bệnh nhân lo ngại đến viện trong thời điểm đang có dịch, phương tiện đi lại khó khăn, bệnh viện bị phong tỏa, vấn đề giãn cách xã hội, công tác sàng lọc, phân buồng, cách ly người bệnh khi nhập viện… Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị các bệnh có tính chất cấp cứu trong đó có bệnh nhồi máu cơ tim có ST chênh lên là bệnh mà cần được tái tưới máu cơ tim càng sớm càng tốt. Ở Việt Nam, trên thực tế có nhiều bệnh nhân NMCT cấp đến viện muộn với những lý do khác nhau. Tuy vậy, khi đại dịch COVID-19 xảy ra, nó có ảnh hưởng gì khác so với trước khi đại dịch xảy ra? Trước đây cũng đã có nhiều nghiên cứu về các đặc điểm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên, nhưng khi đại dịch COVID-19 xảy ra thì các đặc điểm cũng như tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch chính trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có ST chênh lên có khác gì so với trước đó? Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên trong các giai đoạn có dịch COVID-19 tại Viện Tim Mạch – Bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên trong các giai đoạn có dịch COVID-19 tại Viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai. 2. Khảo sát tỷ lệ tử vong và các biến cố tim mạch chính trong thời gian nằm viện ở các bệnh nhân nói trên .
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4230
Appears in Collections:Luận văn bác sĩ nội trú

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NT45-Đinh-Thị-Anh-Luận-văn 6-12. final.doc
  Restricted Access
3.59 MBMicrosoft Word
NT45-Đinh-Thị-Anh-Luận-văn 6.12 final.pdf
  Restricted Access
1.97 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.