Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4205
Title: Kết quả điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại bệnh viẹn Phụ sản Hà Nội
Authors: Lê Thị, Mai Phương
Advisor: Nguyễn, Mạnh Trí
Keywords: Dọa đẻ non;Atosiban
Issue Date: 11/2022
Abstract: Sinh non là hiện tượng thai nhi ra đời trước 37 tuần. Dọa đẻ non được xem như là giai đoạn khởi phát của một cuộc chuyển dạ đẻ non. Theo nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ đẻ non ra đời. Hậu quả là trẻ phải đối mặt với nguy cơ suy hô hấp, tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong cho trẻ sơ sinh. Trên thế giới tỷ lệ đẻ non dao động trong khoảng 5,8%- 16%1. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của y học, chúng ta có thể nuôi sống được những trẻ có trọng lượng thấp và tuổi thai còn khá nhỏ. Tuy nhiên, để nuôi sống được những trẻ này sẽ tốn kém rất nhiều công sức, nhân lực và tài chính của gia đình và xã hội cũng như ngành y tế, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh của những trẻ đó khi lớn lên còn khá cao. Do đó để giảm được hậu quả của sinh non, chúng ta cần có biện pháp can thiệp. Vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực sẽ có tác dụng giảm tỷ lệ đẻ non. Trên thế giới có nhiều thuốc giảm co để ức chế sự co bóp của tử cung trong điều trị dọa sinh non được sử dụng như đồng vận beta, chẹn kênh calci, dẫn xuất nitric oxide, đối vận oxytocin...nhằm trì hoãn cuộc chuyển dạ ít nhất 48 giờ cho đến khi corticoid có tác dụng tối ưu2. Hầu hết các thuốc chống co thắt có nhiều tác dụng không mong muốn lên nhiều cơ quan đặc biệt nhóm beta 2 – agonist và hầu như không còn được sử dụng trong điều trị dọa sinh non. Hiện nay thuốc chẹn kênh canxi (Nifedipin, Nicardipin) và thuốc đối kháng với thụ thể oxytoxin (Atosiban) được xem là lựa chọn đầu tay đối với các nhà lâm sàng trong điều trị dọa đẻ non, tuy nhiên chỉ Atosiban được hiệp hội hoàng gia Anh (RCOG) khuyến cáo điều trị cắt cơn co tử cung bởi tác dụng không mong muốn của thuốc thấp hơn bất cứ nhóm thuốc giảm co nào đối với mẹ và thai nhi và không có chống chỉ định tuyệt đối. Atosiban được ưu tiên sử dụng vì tính hiệu quả, an toàn đối với thai phụ và thai nhi, đặc biệt trên các trường hợp song thai3. Thời gian gần đây, Atosiban đã được đưa vào sử dụng tại nhiều bệnh viện ở Việt Nam để điều trị dọa đẻ non trong đó có bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Để đánh giá hiệu quả của thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị dọa đẻ non bằng Atosiban tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các thai phụ bị dọa đẻ non tuổi thai từ 24 đến 33 tuần 6 ngày được điều trị bằng Atosiban tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 2. Nhận xét kết quả điều trị các trường hợp dọa đẻ non trên.  2.1. Đối tượng nghiên cứu Là các trường hợp được chẩn đoán và điều trị dọa đẻ non tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 02 năm 2022. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng - Tuổi ≥18. - Tuổi thai từ 24 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6/7 ngày, tính được chính xác tuổi thai dựa vào ngày đầu kỳ kinh cuối cùng với kinh nguyệt đều 28 ngày hoặc dựa vào siêu âm trong 3 tháng đầu ( đo chiều dài đầu mông). - Đơn thai. - Được chẩn đoán dọa đẻ non và có chỉ định nhập viện dựa và các tiêu chuẩn sau (theo hướng dẫn chuẩn quốc gia 2016): + Có ≥ 2 cơn co tử cung/60 phút và kéo dài ít nhất 30 giây. + Có sự biến đổi cổ tử cung ( siêu âm đánh giá sự biến đổi CTC). + Ra máu hoặc ra dịch nhầy hồng âm đạo. - Không bất thường về thai. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Chuyển dạ đẻ non thực sự: cổ tử cung mở > 3cm. - Bất thường về phần phụ của thai: ối vỡ, rau bong non, rau tiền đạo. - Nhịp tim thai bất thường (monitoring, siêu âm Doppler). - Sản giật và tiền sản giật nặng. - Dị ứng với các thành phần của thuốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả tiến cứu. KẾT LUẬN Trong 100 trường hợp đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu, nghiên cứu xin đưa ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu - Triệu chứng đau bụng cơn thường gặp nhất trong đó nhóm thai phụ có cơn co tần số 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (55%). - Tuổi thai trung bình khi truyền Atosiban: 28,4 ± 2,6 tuần, nhỏ nhất là 24 tuần và lớn nhất là 33 tuần 6 ngày. - Số đợt sử dụng Atosiban trung bình là 1,4 ± 0,4, gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi thai 280/7- 316/7. 2. Kết quả điều trị các trường hợp dọa đẻ non trên - Tỷ lệ điều trị thành công sau 48 giờ là 76%. - Nhóm sử dụng 2 liệu trình và 3 liệu trình truyền Atosiban chủ yếu gặp ở tuổi thai 240/7 - 276/7 giúp kéo dài tuổi thai và tỷ lệ trẻ sinh sống đạt được 32.4%. - Tỷ lệ trẻ sinh sống sau 28 tuần đạt 88,9%. - Khi CTC mở 3 cm tỷ lệ điều trị bằng Atosiban thất bại lên đến 60%, tuy nhiên tỷ lệ thành công cũng đạt được 40% (p < 0,05). - Khi chỉ số Bishop ≥ 6 điểm tỷ lệ thất bại lên đến 54,1%, tuy nhiên tỷ lệ kéo dài tuổi thai > 2 ngày khi điều trị bằng Atosiban đạt được 45,9% (p < 0,05). - Chiều dài CTC càng ngắn (< 25mm) khả năng điều trị thất bại tăng lên (p < 0,05). - Tác dụng không mong muốn: 6 trường hợp buồn nôn, 10 trường hợp tăng đường huyết thoáng qua ở những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sau trở về bình thường.  
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4205
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2LeThiMaiPhuong.docx
  Restricted Access
787.83 kBMicrosoft Word XML
2022CK2LeThiMaiPhuong.pdf
  Restricted Access
1.26 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.