Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4156
Title: XÁC ĐỊNH TÍNH ĐA HÌNH GEN MATRIX METALLOPROTEINASE 9 Ở CÁC THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT
Authors: Trần Thị Thu, Hằng
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Thanh, Thuý
TS. Nguyễn Thị Kim, Hương
Keywords: Đa hình MMP-9 (-1562C>T);tiền sản giật
Issue Date: 2022
Abstract: Tiền sản giật (TSG), là một tình trạng bệnh lý sản khoa với đặc trưng là huyết áp của người mẹ tăng cao và protein niệu sau 20 tuần của thai kỳ, đe dọa tính mạng của mẹ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Trên toàn thế giới, nó được chẩn đoán hàng năm ở 10 triệu phụ nữ, chiếm từ 3% đến 8% tổng số ca mang thai và là nguyên nhân hàng đầu của tử vong chu sinh. Theo ước tính, những rối loạn này là nguyên nhân gây ra 76.000 ca tử vong ở bà mẹ và 500.000 trẻ sơ sinh mỗi năm. Bệnh phổ biến hơn ở nước đang phát triển với nguy cơ mắc cao gấp 7 lần so với nước phát triển. Tỷ lệ mắc mới TSG khoảng 3 – 10% tổng số trường hợp mang thai. TSG gây ra tổn thương đa cơ quan của phụ nữ trong nửa sau của thai kỳ do rối loạn chức năng nội mô toàn thân, TSG không được phát hiện sớm và điều trị dự phòng kịp thời sẽ có thể dẫn đến sản giật cũng như nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người mẹ: hội chứng HELLP, rau bong non, chảy máu sau đẻ. Đối với thai nhi, bệnh thường gây ra tình trạng thai chậm phát triển trong tử cung, đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh. Phác đồ điều trị TSG hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng thuốc hạ huyết áp, thuốc chống co giật magnesi sulfat, truyền dịch, thở oxy và theo dõi diễn biến tùy mức độ nặng nhẹ sẵn sàng đình chỉ thai kỳ. Ngoài việc thai nhi được lấy ra khỏi cơ thể mẹ, không có phương pháp điều trị nào được xem là hiệu quả triệt để để chấm dứt hoàn toàn TSG, vì vậy phòng ngừa và chẩn đoán sớm TSG trở thành vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu đối với phụ nữ có thai hiện nay. Trước đây, TSG thường được chẩn đoán dựa trên sự xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, tuy nhiên thời điểm phát hiện thường đã sang nửa sau của thai kì gây khó khăn cho việc điều trị, theo dõi và tiên lượng. Cùng với sự phát triển của khoa học các kĩ thuật chẩn đoán sớm liên quan yếu tố di truyền đã được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, như định lượng yếu tố phát triển rau thai (PlGF) và thụ thể yếu tố phát triển tế bào nội mạc hòa tan (sFlt-1), sEng, KIR/HLA-C6. Một số yếu tố bệnh lý đã được đề xuất để giải thích sự phát triển của TSG, bao gồm: xâm lấn nguyên bào nuôi bất thường, rối loạn chức năng nội mô mạch máu,... Mặc dù căn nguyên của nó chưa được biết rõ, nhưng có bằng chứng đáng kể cho thấy TSG bắt nguồn từ việc bong nhau thai sớm một cách bất thường. Sự tạo nhau thai liên quan đến sự xâm nhập của nguyên bào nuôi và hình thành mạch. Gần đây người ta thấy điều kiện tiên quyết để xâm nhập nguyên bào nuôi thành công là suy thoái và tái tạo chất nền ngoại bào (ECM) tử cung. Matrix metalloproteinase (MMP) đóng một vai trò quan trọng trong việc tái cấu trúc ECM. Hoạt động MMP-9 được tiết ra từ các nguyên bào nuôi đã được chứng minh là tăng lên trong quá trình tạo mô nhau thai người. Đa hình gen MMP-9 (-1562C>T) là sự thay thế Cytosine bởi Thymine ở vị trí -1562 trong promotor của gen MMP-9 làm tăng hoạt động của promoter của gen MMP-9 lên 1,5 lần vì protein liên kết ức chế phiên mã có ái lực giảm với promoter của alen T. Do đó, tính đa hình gen MMP-9 (-1562C>T) có liên quan đến việc gia tăng hoạt động phiên mã và làm thay đổi nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Các tác giả đã kiểm tra mối liên quan giữa đa hình MMP-9 (-1562C>T) và nguy cơ TSG với kết quả không nhất quán. Trong nghiên cứu của Palei và cộng sự, người ta cho rằng thiếu mối liên hệ giữa tính đa hình này và nguy cơ TSG. Tuy nhiên, Rahimi và cộng sự đã báo cáo vai trò bảo vệ của các biến thể MMP-9 (-1562C>T) chống lại TSG. Tại Việt Nam đến nay chưa có nghiên cứu nào về mối liên quan giữa tính đa hình gen MMP-9 (-1562C>T) và bệnh lý TSG. Vậy mối liên quan thực sự giữa tính đa hình gen MMP-9 (-1562C>T) với bệnh lý TSG là gì? Với mong muốn kiểm tra lại giả thuyết về vai trò của tính đa hình gen MMP-9 (-1562C>T) là yếu tố nguy cơ hay yếu tố bảo vệ TSG, chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Xác định tính đa hình gen MMP-9 (-1562C>T) ở thai phụ bình thường và TSG tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 2. Nhận xét mối liên quan giữa tính đa hình của gen này với việc xuất hiện TSG ở nhóm đối tượng trên.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4156
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
luận văn (24.10).pdf
  Restricted Access
3.18 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
luận văn (24.10).docx
  Restricted Access
1.97 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.