Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4130
Nhan đề: Đánh giá tình hình viêm tụy cấp hoại tử nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Trần Vũ, Huấn
Người hướng dẫn: Bùi Thị Hương, Giang
Từ khoá: viêm tụy cấp, hoại tử, nhiễm khuẩn
Năm xuất bản: 11/2022
Nhà xuất bản: Đại học Y Hà Nội
Tóm tắt: Viêm tụy cấp (VTC) là một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp nhất đòi hỏi nhập viện. Tỷ lệ mắc bệnh trên thế giới thay đổi từ 4,9-73,4/100.000 dân và có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ tử vong chung của VTC khoảng 5%, trong khi VTC nặng tỷ lệ tử vong lên tới 15-30% 1,2. Biến chứng VTC hoại tử nhiễm khuẩn xảy ra ở 20 – 40% các trường hợp viêm tụy cấp nặng, liên quan đến tình trạng suy tạng nặng lên. Tỷ lệ tử vong của hoại tử nhiễm khuẩn có suy tạng là 35,2%, trong khi đó tỷ lệ tử vong của hoại tử vô khuẩn có suy tạng là 19,8% và hoại tử vô khuẩn không có suy tạng là 1,4% 3. Chẩn đoán sớm viêm tụy cấp hoại tử nhiễm khuẩn giúp cải thiện tiên lượng bệnh. Gia tăng đau bụng, sốt, tăng bạch cầu, suy tạng là các dấu hiệu gợi ý nhiễm khuẩn trong mô hoại tử, tuy nhiên không có triệu chứng đặc hiệu nào giúp phân biệt hoại tử vô khuẩn với hoại tử nhiễm khuẩn. Sự có mặt của khí bên trong tổ chức hoại tử tụy/quanh tụy trên hình ảnh cắt lớp vi tính có tiêm thuốc chứng tỏ có nhiễm khuẩn với độ tin cậy rất cao, tuy nhiên chỉ xuất hiện ở khoảng một nửa số bệnh nhân (độ nhạy 56%, độ đặc hiệu 97%). Chọc hút bằng kim nhỏ có độ nhạy cao hơn (khoảng 79%), tuy nhiên tỷ lệ âm tính giả từ 12-25%. Như vậy chẩn đoán sớm hoại tử nhiễm khuẩn vẫn còn là một thách thức 4,5. Trên thế giới đã có các nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến biến chứng hoại tử nhiễm khuẩn, nhằm chẩn đoán sớm và đưa ra kế hoạch điều trị kịp thời. Một số yếu tố đã được đưa ra là: Sự lan rộng của các ổ hoại tử, nhiễm khuẩn huyết từ trước, hội chứng tăng áp lực ổ bụng có mở bụng, hematocrit, BUN, HCT, Procalcitonin, CRP, nuôi ăn đường tiêu hóa, áp lực ổ bụng, D-dimer, suy tạng, huyết khối tĩnh mạch cửa - lách - mạc treo 6–8. Điều trị VTC hoại tử nhiễm khuẩn hiện nay gồm kháng sinh kết hợp với các biện pháp xâm lấn tối thiểu. Việc lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào đặc điểm dịch tễ của từng khu vực, tình hình đề kháng kháng sinh tại khu vực đó. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn do tác nhân đa kháng ngày càng tăng trong viêm tụy cấp nặng. Vì vậy nhằm tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của biến chứng hoại tử nhiễm khuẩn, đặc điểm vi sinh vật, tình hình đề kháng kháng sinh, góp phần chẩn đoán sớm và sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm thích hợp, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình viêm tụy cấp hoại tử nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của viêm tụy cấp hoại tử nhiễm khuẩn. 2. Mô tả đặc điểm vi sinh vật gây bệnh trong viêm tụy cấp hoại tử nhiễm khuẩn.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4130
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Trần Vũ Huấn - Cao học.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.16 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
Trần Vũ Huấn - Cao học.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
2.45 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.