Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4095
Title: | SARCOPENIA Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI CÓ SUY TIM MẠN TÍNH |
Other Titles: | Sarcopenia in older patients with chronic heart failure |
Authors: | Nguyễn Bá, Huỳnh |
Advisor: | Nguyễn, Trung Anh |
Keywords: | Sarcopenia, cao tuổi, suy tim, hội chứng lão khoa |
Issue Date: | 2022 |
Abstract: | Mục tiêu: xác định tỉ lệ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với sarcopenia ở người bệnh cao tuổi có suy tim mạn tính. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 người bệnh ≥ 60 tuổi có suy tim mạn tính khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng nghiên cứu được đo khối lượng cơ xương bằng phân tích trở kháng điện sinh học (BIA, máy Inbody 770) và được chẩn đoán sarcopenia dựa vào tiêu chuẩn của Hiệp hội Sarcopenia Châu Á. Kết quả: tỉ lệ nữ là 57%; tuổi trung bình là 77,1 ± 8,0 (năm). Tỉ lệ sarcopenia là 52,1%, tỉ lệ sarcopenia nặng trong quần thể chung là 28,9%. Tỉ lệ sarcopenia cao có liên quan với tuổi cao (≥ 80 tuổi), tình trạng thiếu cân (BMI < 18,5kg/m2), có hội chứng dễ bị tổn thương, phân độ khó thở NYHA II-IV; các yếu tố liên quan với sarcopenia nặng là suy dinh dưỡng (MNA-SF), có suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày (IADL) và nguy cơ ngã cao (21-item FRI). Không có mối liên quan giữa sarcopenia với thời gian được chẩn đoán suy tim, phân suất tống máu thất trái và chỉ số pro-BNP. Kết luận: Cứ 02 người bệnh suy tim cao tuổi có ít nhất một người được chẩn đoán sarcopenia. Sarcopenia có liên quan với tuổi cao, tình trạng thiếu cân, có hội chứng dễ bị tổn thương, phân độ khó thở NYHA II-IV; sarcopenia nặng có liên quan với suy dinh dưỡng, có suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày và nguy cơ ngã cao. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4095 |
Appears in Collections: | Luận văn bác sĩ nội trú |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2022NTnguyenbaHuynh.docx Restricted Access | 2.08 MB | Microsoft Word XML | ||
2022NTnguyenbaHuynh.pdf Restricted Access | 2.22 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.