Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4094
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Đức Chính-
dc.contributor.authorTrần, Tuấn Anh-
dc.date.accessioned2022-11-28T02:26:02Z-
dc.date.available2022-11-28T02:26:02Z-
dc.date.issued2022-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4094-
dc.description.abstractĐặt vấn đề : Chăm sóc vết thương chấn thương, đặc biệt chấn thương phức tạp do tai nạn giao thông đóng vai trò quan trọng, giúp phòng tránh biến chứng và giảm thời gian nằm viện cũng như chi phí điều trị. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả quy trình TIME trong điều trị chuẩn bị nền vết thương cho bệnh nhân vết thương khuyết hổng phần mềm chi dưới tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu tiến cứu các trường hợp bệnh nhân vết thương KHPM chi dưới điều trị chuẩn bị nền vết thương tại khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn và chăm sóc vết thương từ 7/2021 đến 8/2022. Đối tượng nghiên cứu không phân biệt tuổi giới, hồ sơ bệnh án đầy đủ thông tin. Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS.20.0 Kết quả : Tổng số 48 ca, nam 35 ca chiếm 72,9%; nữ 13 ca chiếm 27,1%; tuổi trung bình là 40.7 ± 14.1. Tai nạn giao thông 64.6%, tai nạn lao động 25%. 85,42% bệnh nhân có gãy xương kèm theo, không có tổn thương xương 14,58%. VT ở cẳng chân 51,79%, bàn chân chiếm 26,78%, cổ chân 12,5% và đùi là 8,93%. Kích thước VT <10cm2 21,43%, 10-20cm2 là 33,93%; >20cm2 là 44,64%. Vi khuẩn Staphylococcus 47,5%; P.aeruginosa 17,5% và Acinetobacter Baumanii 12,5%. 01 ca chảy máu vết thương sau mổ xử trí bằng băng ép (2,22%); 03 ca sau mổ tình trạng nhiễm trùng tiếp tục tăng lên (6,67%). VAC áp dụng 25% số VT. Thời gian điều trị từ 1-3 tuần 72,92%, <1 tuần là 18,75%, >3 tuần là 8,33%. Các vết thương được xử lý tiếp theo: ghép da (51,79%), 25% số VT khâu đóng 1 thì, 16,07% VT cần chuyển vạt che phủ và 7,14% VT tự liền. Kết luận : Qua nghiên cứu cho thấy chăm sóc vết thương chấn thương phức tạp áp dụng quy trình TIME hiệu quả rõ rệt. Việc khám tỷ mỉ, đánh giá vết thương và quá trình tiến triển thường xuyên để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp đóng vai trò quan trọng.vi_VN
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 3 TỔNG QUAN 3 - Giai đoạn tăng sinh: Giai đoạn này bắt đầu vào ngày thứ hai hoặc thứ ba sau tổn thương và kéo dài hai đến bốn tuần. Các đại thực bào giải phóng các yếu tố tăng trưởng mang tính hóa ứng động đối với các nguyên bào sợi. Các nguyên bao sợi thường phân bố ở mô quanh mạch di chuyển dọc theo hệ sợi fibrin vào vết thương. Các nguyên bào sợi giải phóng GAG ( Glycosaminglycan) và sản sinh collagen cùng elastin. 6 - Giai đoạn tái tạo tổ chức: giai đoạn này bắt đầu từ hai đến bốn tuần sau chấn thương khi giai đoạn tăng sinh đã giảm. Không gia tăng rõ rệt collagen. Hệ thống mao mạch chằng chịt sản sinh trong giai đoạn tăng sinh bắt đầu thu nhỏ trở lại. Các sợi collagen đã sắp xếp lại một cách có tổ chức hơn. 6 2. Chăm sóc và điều trị liền vết thương 9 2.1 . Các biện pháp chăm sóc tại chỗ vết thương khuyết hổng phần mềm 9 2.1.1.Thay băng tại chỗ vết thương 9 2.1.3. Liệu pháp áp lực âm (Negative pressure wound therapy) 11 2.1.4. Liệu pháp oxy cao áp (Hyperbaric Oxygen Therapy) 12 2.1.5. Siêu âm (Ultrasound) điều trị vết thương 12 2.1.6. Laser năng lượng thấp điều trị vết thương 13 2.1.7. Liệu pháp tế bào điều trị vết thương 13 + Tế bào sừng (Keratinocytes) điều trị vết thương 13 + Nguyên bào sợi (Fibroblast) điều trị vết thương 14 + Huyết tương giàu tiểu cầu điều trị vết thương 15 2.1.8. Chuẩn bị nền vết thương 16 a, Khái niệm 16 c, Chăm sóc vết thương bằng phác đồ TIME 22 16 - Kiểm soát mô/Cắt lọc(T = Tissue management / D = Debridement): 16 - Kiểm soát viêm và nhiễm khuẩn (I = Inflammation và Infection control) 18 - Cân bằng ẩm (M = Moisture balance): 20 - Tăng cường biểu mô/mép vết thương (E = Epithelial (Edge) advancement) 22 d, Kiểm soát đau (management of wound pain) 23 Chương 2 29 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 29 Đối tượng nghiên cứu là các vết thương khuyết hổng phần mềm chi dưới, không đóng được thì đầu điều trị chuẩn bị nền vết thương tại Đơn vị chăm sóc vết thương – khoa PT nhiễm khuẩn, BV Hữu nghị Việt Đức từ 7/2021 - 8/2022. 29 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu 29 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29 2.2. Phương pháp nghiên cứu 29 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: cỡ thuận tiện đủ điều kiện, có 48 BN đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn. 29 3. Xử lý số liệu 37 4. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 37 Chương 3 39 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Đặc điểm chung 39 3.2. Dấu hiệu toàn thân lúc nhập khoa 41 3.3. Cận lâm sàng 42 3.4. Đặc điểm vết thương 44 3.5. Điều trị 50 3.6. Các phương pháp điều trị bổ trợ kèm theo 52 3.7. Kết quả điều trị 54 Chương 4 56 BÀN LUẬN 56 4.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng vết thương khuyết hổng phần mềm chi dưới 56 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56 4.2. Đánh giá kết quả điều trị chuẩn bị nền vết thương cho khuyết hổng phần mềm chi dưới. 65 KẾT LUẬN 76 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng khuyết hổng phần mềm chi dưới 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 6 BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU 6 Cận lâm sàng 9 3. Điều trị 11 5. Các phương pháp điều trị bổ trợ kèm theo (mô tả) 11 6. Kết quả điều trị 12vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectChăm sóc vết thương, Chuẩn bị nền vết thương, TIME, Khuyết hổng phần mềm.vi_VN
dc.titleĐánh giá kết quả điều trị chuẩn bị nền vết thương cho khuyết hổng phần mềm chi dưới tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đứcvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2TranTuanAnh.docx
  Restricted Access
1.54 MBMicrosoft Word XML
2022CK2TranTuanAnh.pdf
  Restricted Access
2.18 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.