Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4035
Title: KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN CỦA PHỔI GIAI ĐOẠN MUỘN BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TYROSINE KINASE THẾ HỆ 1 Ở BỆNH NHÂN TRÊN 60 TUỔI
Authors: Nguyễn Thị Minh, Hải
Advisor: Vũ Hồng, Thăng
Keywords: ung thư phổi, Tyrosine kinase, cao tuổi, EGFR
Issue Date: 14/11/2022
Abstract: Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao nhất trong các ung thư trên thế giới. Theo GLOBOCAN 2020, ước tính có khoảng 2,2 triệu trường hợp mắc mới ung thư phổi, chiếm 11,4% tổng số bệnh nhân ung thư mới và có khoảng 1,79 triệu trường hợp tử vong chiếm tới 18% các trường hợp tử vong do ung thư nói chung. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ 2 sau ung thư gan, ghi nhận năm 2020 có hơn 26.000 ca mắc mới, chiếm 14.4% và hơn 23.000 ca tử vong, chiếm 19,4% trong các bệnh ung thư1 Về mô bệnh học, ung thư phổi gồm 2 nhóm chính là UTP không tế bào nhỏ (UTPKTBN) và UTP tế bào nhỏ (UTPTBN). Ung thư phổi đa số xuất phát từ lớp biểu mô gồm 2 loại chính là ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô vảy. Ung thư biểu mô tuyến của phổi chiếm khoảng 40% các ca ung thư phổi, là loại mô bệnh học thường gặp trong ung thư phổi không tế bào nhỏ2,3 . Trong điều trị UTPKTBN nói chung và UTBM tuyến của phổi giai đoạn muộn nói riêng mục đích là kéo dài thời gian sống thêm, cải thiện chất lượng cuộc sống; phương pháp điều trị đặc hiệu chủ yếu là các biện pháp điều trị toàn thân. Nghiên cứu về các đích phân tử mới như EGFR, ALK, ROS1, KRAS, T790, PDL1…đã mở ra nhiều cơ hội điều trị và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân, trong đó các thuốc ức chế Tyrosin kinase tác động lên yếu tố phát triển biểu bì EGFR (Epidermal Growth Factor Receptor) giúp cải thiện thời gian sống rõ rệt. Erlotinib và Gefitinib là hai trong những thuốc TKIs được chấp thuận trong điều trị bước một UTBM tuyến của phổi giai đoạn muộn có đột biến EGFR, cho tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm cao hơn so với hóa trị liệu4-6. Hiện nay tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán ung thư phổi có xu hướng thường gặp hơn. Đây là nhóm bệnh nhân thường có thể trạng chung kém hơn và có nhiều bệnh lý phối hợp phức tạp gây khó khăn cho điều trị. Các lựa chọn điều trị ở nhóm bệnh nhân này càng ngày càng cần được quan tâm nghiên cứu7. Thuốc ức chế Tyrosine kinase thế hệ 1 là một trong những lựa chọn tốt cho những bệnh nhân có thể trạng kém, đặc biệt trên nhóm bệnh nhân cao tuổi bởi hiệu quả, tính tiện lợi trong sử dụng và dung nạp thuốc tốt. Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về thuốc này sử dụng ở bước một hoặc bước hai sau khi thất bại với phác đồ hóa chất. Tuy nhiên còn ít nghiên cứu đi sâu đánh giá lợi ích trên nhóm bệnh nhân UTBM tuyến của phổi cao tuổi. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với hai mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn muộn có đột biến EGFR trên 60 tuổi 2. Đánh giá kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn của thuốc ức chế Tyrosine kinase thế hệ 1 ở nhóm bệnh nhân trên Nghiên cứu 97 bệnh nhân UTBM tuyến của phổi giai đoạn IV trên 60 tuổi có đột biến EGFR được điều trị bước một bằng TKIs thế hệ 1, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư biểu mô tuyến phổi giai đoạn muộn có đột biến EGFR ở bệnh nhân trên 60 tuổi - Tuổi trung bình 67,8 ± 4,8 tuổi; tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1 - Tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý đi kèm là 75,2%. - Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho khan (62,9%), đau ngực (58,8%) và khó thở (44,3%). - Vị trí hay di căn nhất là xương, màng phổi và phổi đối bên với tỷ lệ lần lượt là 62,9%, 52,6% và 34%. - Số cơ quan di căn: tỷ lệ BN di căn 1,2,3 thường gặp nhất lần lượt là 27,8%, 39,3% và 21,6%. - Đột biến exon 19 và exon 21 là tương đối đều nhau tỷ lệ là 48,5 và 51,5% 2. Kết quả điều trị và một số tác dụng không mong muốn - Tỷ lệ đáp ứng đạt 66%; tỷ lệ kiểm soát bệnh 85,6%. - Tỷ lệ đáp ứng cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm có nổi ban da. - Thời gian sống thêm không tiến tiển trung vị là 11,6 tháng. - Thời gian sống thêm toàn bộ trung vị là 25,7 tháng. - Thời gian sống thêm của nhóm không có di căn não cao hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm có di căn não - Tác dụng không mong muốn: ban da 67%; tăng men gan 23,7%; viêm móng 17,5%; tiêu chảy 10,3%. Hầu hết các tác dụng phụ ở độ I, II, ít gặp độ III, IV.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4035
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2nguyenthiminhhai.pdf.pdf
  Restricted Access
2.89 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
2022CK2nguyenthiminhhai.doc.docx
  Restricted Access
1.57 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.