Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4034
Title: KẾT QUẢ HÓA TRỊ BƯỚC MỘT UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT KHÔNG CÒN CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT TRIỆT CĂN BẰNG PHÁC ĐỒ GEMCITABINE-OXALIPLATIN TẠI BỆNH VIỆN K
Authors: Nguyễn, Thị Kim Anh
Advisor: Trần, Thắng
Keywords: Ung thư đường mật không còn chỉ định phẫu thuật;Phác đồ Gemcitabine-Oxaliplatin;Hóa chất bước một
Issue Date: 10/11/2022
Abstract: Ung thư đường mật (cholangiocarcinoma) là bệnh lý ác tính của các tế bào biểu mô hệ thống đường mật từ trong gan đến ngoài gan, không bao gồm đường mật phụ (túi mật, ống túi mật) và bóng Vater. Khác với ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư đường mật là một bệnh ít gặp hơn. Theo thống kê GLOBOCAN 2020, hàng năm trên toàn thế giới có 115.949 ca ung thư đường mật mắc mới và 84.695 ca tử vong; bệnh đứng hàng thứ 23 về tỷ lệ mắc mới nhưng đứng 20 về tỷ lệ tử vong 2. Theo báo cáo SEER năm 2021, ung thư đường mật chỉ chiếm chưa đến 3% các bệnh ung thư tại đường tiêu hóa 3. Tại Mỹ, trung bình mỗi năm có khoảng 12.000 ca mới mắc bệnh, với tỷ lệ mắc 1,26/100.000 3. Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư đường mật, đặc biệt là ung thư đường mật trong gan đang gia tăng trong vòng 30 năm gần đây, tính trung bình mỗi năm tăng 9%. Tại Việt Nam, đến nay chưa có các nghiên cứu khảo sát về UTĐM trên tầm cỡ quốc gia mà chỉ có các số liệu đơn lẻ mang tính khu vực. Theo báo cáo của Hội nghị gan mật quốc gia năm 2021, tỷ lệ ung thư đường mật chiếm 6,98 % trong tổng số 9056 bệnh nhân có các bệnh gan mật đến khám tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2015-2020 5. Ung thư đường mật là bệnh lý ít gặp và có tiên lượng xấu. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn cơ bản. Do đặc điểm bệnh tiến triển nhanh, triệu chứng không đặc hiệu, chẩn đoán bệnh thường ở giai đoạn muộn, có đến 70-80% bệnh nhân ung thư đường mật đến viện không còn khả năng phẫu thuật triệt căn. Mặt khác, khối u đường mật nằm ở vị trí giải phẫu khó khăn nên kết quả điều trị phẫu thuật còn hạn chế với tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ đạt 20-30% . Điều trị ung thư đường mật giai đoạn muộn và tái phát còn nhiều khó khăn và thách thức, phần lớn BN chỉ điều trị triệu chứng. Xạ trị trong ung thư đường mật ít có hiệu quả. Hóa trị trước kia cũng chưa đem lại những kết quả khả quan đối với ung thư đường mật. Gần đây, với sự ra đời của các thuốc mới, các phác đồ mới, cùng với đó là các phương pháp can thiệp giúp giải quyết tình trạng tắc mật mà điều trị hóa chất cho bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn muộn hoặc tái phát di căn đã được nghiên cứu và áp dụng. Nhiều phác đồ hóa trị đã được sử dụng trong thực hành lâm sàng, trong đó phác đồ kết hợp gemcitabine và oxalipaltin (phác đồ GemOX) được xem là phác đồ đem lại hiệu quả trong điều trị ung thư đường mật giai đoạn muộn nhằm giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống thêm 9-12. Nghiên cứu GERCOR của André và cộng sự (2004), phối hợp Gemcitabine với Oxaliplatin trong điều trị bước một đối với bệnh nhân ung thư đường mật giai đoạn muộn cho thấy tỷ lệ đáp ứng là 36% và thời gian sống thêm trung bình là 15,4 tháng13. Sau này, các nghiên cứu tại các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng báo cáo cho thấy hiệu quả điều trị của phác đồ GemOx, phác đồ cũng được đưa vào hướng dẫn điều trị NCCN hay ESMO cũng như phác đồ Bộ Y tế Việt Nam năm 2021. Ở nước ta hiện nay, các báo cáo và nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá kết quả điều trị hóa chất ung thư đường mật bằng các phác đồ kết hợp có gemcitabine, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào báo cáo kết quả điều trị với phác đồ kết hợp gemcitabine-oxaliplatin
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/4034
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022 CK II Nguyen Thi Kim Anh.docx
  Restricted Access
4.33 MBMicrosoft Word XML
2022 CK II Nguyen Thi Kim Anh.pdf
  Restricted Access
2.46 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.