
Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3981
Title: | NGHIÊN CỨU CÁC TRƯỜNG HỢP BẢO TỒN TỬ CUNG TRONG MỔ LẤY THAI BỆNH LÝ RAU CÀI RĂNG LƯỢC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI |
Authors: | LÊ, THỊ NĂM |
Advisor: | NGUYỄN, DUY ÁNH |
Keywords: | Mổ bảo tồn tử cung trong rau cài răng lược |
Issue Date: | 11/2022 |
Abstract: | 1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu – Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 31,70 ± 3,90 tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 30-34 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 54,0%. Tuổi thai trung bình khi được chẩn đoán RCRL là 29,3 ± 2,33 tuần. – Tiền sử mổ lấy thai hai lần chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%, một lần chiếm 40% và từ ba lần trở lên chiếm 10%. – Có khoảng 58% các thai phụ đi khám vì dấu hiệu ra máu và 20% không có triệu chứng. – Trên hình ảnh siêu âm, 78% các trường hợp là rau bám mặt trước và 88% là rau tiền đạo trung tâm. Dấu hiệu nghi ngờ RCRL thường gặp nhất trên siêu âm là mất khoảng sáng sau rau và có mạch máu bất thường, lần lượt là 58,0 và 44,0%. 2. Một số yếu tố liên quan đến khả năng bảo tồn tử cung ở đối tượng nghiên cứu Trước phẫu thuật: Với các trường hợp đã phẫu thuật bảo tồn tử cung thành công, chúng tôi nhận thấy: – Chỉ định mổ lấy thai chủ động chiếm chủ yếu (86%) và tuổi thai khi mổ chủ động khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các trường hợp mổ cấp cứu (p < 0,05). – Tuổi thai trung bình khi mổ là 36,2 ± 1,9 tuần. – Các đối tượng nghiên cúu đều có ít nhất từ một dấu hiệu nghi ngờ RCRL trên siêu âm, không có thai phụ nào có từ 5 dấu hiệu trở lên. Trong thời gian phẫu thuật: – Tỷ lệ rạch da đường ngang trên vệ (60%) và rạch ngang đoạn dưới tử cung lấy thai (86,0%) chiếm tỷ lệ chủ yếu. – Tỷ lệ bóc tách được bàng quang trước khi lấy thai là 82,0%. – Hai phương pháp cầm máu được sử dụng nhiều nhất là khâu mũi chữ X (96,0%) và thắt động mạch tử cung hai bên (98,0%). 100% có sử dụng thuốc tăng co, cầm máu trong mổ. – Lượng máu mất trung bình khi khi phẫu thuật là 1166,0 ± 785,48ml, trong đó trường hợp có lượng máu mất nhiều nhất là 3500ml. Sau phẫu thuật: – Giải phẫu bệnh sau phẫu thuật: 90% các trường hợp là RCRL độ II, không có trường hợp nào độ III. – Các tai biến của phẫu thuật lấy thai bảo tồn tử cung nhiều nhất là tổn thương bàng quang (12,0%) và có hai trường hợp cần phẫu thuật lần hai (4,0%). Chưa có trường hợp nào xảy ra tai biến cho con. – Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lượng dấu hiệu xuất hiện trên siêu âm trước mổ và tai biến cho mẹ (p < 0,05). |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3981 |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
[HOGH] PT bao ton tu cung trong RCRL ver 6.1.docx Restricted Access | 4.46 MB | Microsoft Word XML | ||
[HOGH] PT bao ton tu cung trong RCRL ver 6.1.pdf Restricted Access | 2.27 MB | Adobe PDF | ![]() Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.