Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3929
Nhan đề: | KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI NHÀ NGƯỜI BỆNH ĐỐI VỚI CÁC QUY ĐỊNH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG. |
Tác giả: | Nguyễn, Thị Thúy |
Người hướng dẫn: | Hồ, Thị Kim Thanh |
Từ khoá: | kiến thức;thái độ;thực hành;phòng dịch covid |
Năm xuất bản: | 5/11/2022 |
Tóm tắt: | Corona virus, hay còn được gọi là SARS-CoV-2, COVID-19, lần đầu tiên được báo cáo vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc với một số người bệnh có biểu hiện suy hô hấp và tổn thương phổi gợi nhớ đến đại dịch SARS năm 20031. Đầu tháng 1 năm 2020, một loại virus mới đã được phát hiện từ mẫu dịch phế quản, được xác nhận là virus corona nhóm beta2.Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation – WHO) đã tuyên bố sự bùng phát của COVID-19 là một đại dịch toàn cầu. Virus lây lan đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó đến một số quốc gia ở châu Á trước khi đến Iran và Ý gây ra các đợt bùng phát lớn. Từ đó đến nay, SARS-CoV-2 đã lan rộng đến mọi quốc trên thế giới. Tính đến ngày 14 tháng 6 năm 2021, có 175.541.600 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh trên toàn thế giới với 3.798.361 trường hợp tử vong và 223 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc được báo cáo3. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được xác nhận nhiễm COVID-19 được phát hiện, cách ly và điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh là trường hợp người bệnh nam quốc tịch Trung Quốc 66 tuổi đi từ Vũ Hán đến Hà Nội và con trai của người bệnh. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2020, trường hợp người bệnh nữ 25 tuổi tại tình Khánh Hòa được xác nhận nhiễm COVID-19 (người bệnh là nhân viên tiếp tân đã tiếp xúc với trường hợp người bệnh số 1 và số 2). Đây là trường hợp đầu tiên được xác nhận lây truyền nội địa tại Việt Nam4. Tính đến ngày 14 tháng 6 năm 2021, Việt Nam có tổng cộng 10.810 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có 4.236 trường hợp đã được điều trị khỏi, 6.511 trường hợp đang điều trị và 59 trường hợp tử vong4. Đến thời điểm hiện tại, con đường lây truyền chủ yếu của SARS-CoV-2 được xác định chủ yếu là qua đường hô hấp và có thể qua những đồ vật trung gian1. Do đó kiến thức, thái độ và hành vi của người dân rất quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Có hiểu biết đúng, thái độ tốt và hành vi tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế đã giúp Việt Nam hạn chế rất nhiều sự lây lan của dịch bệnh kể từ khi đại dịch xuất hiện ở Việt Nam. Các nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng khi mọi người có kiến thức và thái độ tốt, tuân thủ theo các hướng dẫn và tham gia vào các hoạt động phòng dịch như vệ sinh cá nhân, giữ khoảng cách khi tiếp xúc sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc COVID-195,6. Kiến thức, thái độ, hành vi (Knowledge, Attitude, and Practice – KAP) là chìa khóa không chỉ trong việc kiểm soát sự lây lan của đại dịch COVID-19 mà còn là chìa khóa trong mục tiêu “Chấm dứt bệnh Lao – END TB” được Chương trình chống Lao quốc gia đặt ra vào năm 2030. Việc tuyên truyền, cung cấp những kiến thức chính xác, chính thống về đại dịch, nâng cao thái độ và thực hành theo khuyến cáo của Bộ Y tế không chỉ giúp kiểm soát dịch bệnh mà còn tạo niểm tin cho người dân vào hệ thống y tế Việt Nam, tránh tâm lý lo lắng quá mức hay quá chủ quan trước đại dịch toàn cầu này. Từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Kiến thức, thái độ, thực hành của người bệnh, người nhà người bệnh đối với quy định phòng, chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Trung ương” |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3929 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
luận văn cao học- nguyễn thị thúy.docx Tập tin giới hạn truy cập | 539.7 kB | Microsoft Word XML | ||
luận văn cao học- nguyễn thị thúy.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 1.7 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.