Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3912
Nhan đề: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM MŨI XOANG CỦA CÁN BỘ CHIẾN SĨ QUÂN KHU 3 ĐÓNG QUÂN TRÊN CÁC HUYỆN ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH
Tác giả: Hoàng hải, Sơn
Người hướng dẫn: PHẠM THỊ BÍCH, ĐÀO
Từ khoá: cán bộ chiến sĩ, biển đảo, viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang mạn,
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Đánh giá thực trạng viêm mũi xoang ở cán bộ chiến sĩ đóng quân tại vùng biển đảo Quân khu 3. Cán bộ chiến sĩ đóng quân tại vùng biển đảo, nơi đây có những lúc thời tiết khắc nghiệt, đặc điểm khí hậu khô nóng, nhiều gió lớn mang cát bụi vào khu vực đóng quân, khi mùa nóng và hay có bão lớn, khi mùa mưa khí hậu ẩm ướt, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển dẫn đến tình trạng bệnh VMX có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, năng lực y tế chuyên sâu về TMH còn chưa phát triển nên việc chẩn đoán, điều trị và gặp nhiều khó khăn, thường bệnh nhân có các đợt VMX cấp sẽ chuyển thành VMXMT. Quảng Ninh là tỉnh phía Đông Bắc Việt Nam, nơi có các huyện đảo và nhiều đảo gần bờ, có địa lí quan trọng, do đó lực lượng bộ đội đông và đóng quân thường xuyên 24/24 giờ, chịu nhiều tác động về môi trường biển đảo và đặc thù nghề nghiệp dẫn đến các bệnh lý mũi xoang. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có các nghiên cứu về đặc điểm bệnh VMX ở cộng đồng dân cư sinh sống tại khu vực biển đảo nói chung và bộ đội đóng quân tại khu vực này nói riêng. Chính vì vậy, để có thêm thông tin về tình hình mắc bệnh VMX ở nhóm đối tượng này, qua đó cung cấp những bằng chứng giúp chuyên ngành TMH ngành Quân y xây dựng phác đồ điều trị và dự phòng bệnh lý VMX và các thuốc thiết yếu để dự trữ, có thể điều trị bệnh từ giai đoạn đầu của VMX, góp phần nâng cao sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ đóng quân tại biển đảo, qua đó sẽ vững tay súng bảo vệ Tổ quốc.. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, mô tả về thực trạng bệnh viêm mũi xoang của cán bộ chiến sĩ đóng quân hai huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh trên 6 tháng. Kết quả: 551 quân nhân tham gia, 100% là nam, tuổi 23,6±7,5 (18-51), thời gian công tác trên đảo trên 1 năm chiếm 60,3%; 92,4% là người Kinh và 6,9% là người Mường. Tỷ lệ mắc viêm mũi xoang là 47,2% trong đó viêm mũi xoang mạn là 10%. Triệu chứng tắc ngạt mũi và chảy mũi xuất hiện với tỷ lệ là 49,6% và 39,6%. Có 10,8% bệnh nhân bị ngửi kém, ho (31,9%) và khản tiếng (19,2%). Các triệu chứng này kéo dài từ 12 tuần trở lên chiếm tỷ lệ từ 6,9%, 12% và 15,7%. Triệu chứng nội soi thấy niêm mạc nhợt, thoái hóa cuốn giữa, cuốn dưới (49,9%, 28,8% và 30%). Có 1,2% phát hiên polyp khe giữa. Kết luận: Tỷ lệ viêm mũi xoang chung và viêm mũi xoang mạn tính ở quân nhân đóng quân tại vùng biển đảo cao. Cần giáo dục biện pháp dự phòng và tầm soát bệnh mũi xoang định kì và điều trị kịp thời các ca bệnh nhằm tránh tiến triển thành mạn tính, đảm bảo sức khỏe bộ đội và tính sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3912
Bộ sưu tập: Luận văn chuyên khoa 2

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Luận Văn CKII Hoàng Hải Sơn.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.53 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn
Luận Văn CKII Hoàng Hải Sơn.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
3.85 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.