Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3893
Nhan đề: Tỉ lệ mắc, diễn biến lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến sảng ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương
Tác giả: Bùi Minh, Lý
Người hướng dẫn: Phan Hữu, Phúc
Từ khoá: sảng;Điều trị tích cực nhi
Năm xuất bản: 2022
Tóm tắt: Sảng (delirium) là một hội chứng được đặc trưng bởi rối loạn đồng thời về ý thức, chú ý, tri giác, tư duy, trí nhớ, tâm thần vận động, cảm xúc và chu kỳ thức ngủ (ICD - 10).1 Trạng thái sảng xảy ra nhất thời và có cường độ dao động. Sảng diễn ra thường xuyên ở những bệnh nhân nặng, do nguyên nhân bệnh lý hoặc hậu quả của quá trình điều trị.2,3 Sảng ở các đơn vị điều trị tích cực người lớn là một vấn đề đáng chú ý với tỉ lệ mắc từ 32% - 87% tùy theo quần thể nghiên cứu và phương pháp chẩn đoán.4–6 Ở trẻ em, tỉ lệ sảng dao động trong khoảng từ 12 - 67% tại các khoa điều trị tích cực nhi (PICU),2,3,7 49% trẻ em sau phẫu thuật tại khoa hồi sức tim mạch ở Mỹ.8 Tỉ lệ mắc sảng thay đổi đáng kể theo nguyên nhân, trong đó xảy ra nhiều nhất ở trẻ có tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm3 và thường gặp ở trẻ nam hơn trẻ nữ.9–15 Sảng dẫn đến nhiều hậu quả như làm kéo dài thời gian nằm viện,2 tăng thời gian thở máy xâm nhập, tăng nguy cơ tử vong2,6 và suy giảm nhận thức kéo dài (giảm trí nhớ, ảo giác).16 Nhiều yếu tố liên quan tới sảng ở người lớn và trẻ em đã được nghiên cứu và có thể nhận biết được như thở máy xâm nhập, phẫu thuật, dùng các thuốc nhóm benzodiazepin, tình trạng bệnh nặng. Trẻ em có nguy cơ sảng cao hơn ở nhóm nhỏ hơn 2 tuổi, chậm phát triển, dùng các thuốc vận mạch hoặc thuốc kháng cholinergic.3 Như vậy, tần suất mắc sảng cao hay thấp và các yếu tố liên quan thay đổi tùy từng nghiên cứu và trên các đối tượng khác nhau. Sảng có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị được, từ đó làm giảm gánh nặng bệnh tật, tỉ lệ tử vong và chi phí y tế nếu bác sĩ lâm sàng nhận biết sớm các yếu tố liên quan. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về dịch tễ học của sảng ở bệnh nhân lớn tuổi và còn ít nghiên cứu ở trẻ em đặc biệt là trẻ bệnh nặng, nguy kịch. Đây là một chủ đề chưa được chú ý trong lĩnh vực nhi khoa ở Việt Nam, việc sàng lọc và chẩn đoán sảng vẫn chưa được chú trọng nên còn bị bỏ sót dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tỉ lệ sảng ở trẻ em nhập viện khoa điều trị tích cực, diễn biến lâm sàng ra sao và các yếu tố liên quan của sảng là gì? Vì vậy để trả lời cho những câu hỏi đó chúng tôi tiến hành đề tài: “Tỉ lệ mắc, diễn biến lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến sảng ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ mắc và diễn biến lâm sàng của sảng ở trẻ em theo thang điểm Cornell tại khoa Điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến sảng ở trẻ em tại khoa Điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3893
Bộ sưu tập: Luận văn bác sĩ nội trú

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
Bùi Minh Lý-BSNT45.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
667.88 kBMicrosoft Word XML
Bùi Minh Lý-BSNT45.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
1.89 MBAdobe PDFbook.png
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.