Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3800
Title: Đặc điểm đông cầm máu và xét nghiệm ROTEM ứng dụng trong điều trị bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2019 – 2022
Authors: Nguyễn, Việt Dũng
Advisor: Trần, Thị Kiều My
Keywords: ROTEM
Issue Date: 28/10/2022
Abstract: Gan là nơi tổng hợp hầu hết các yếu tố đông máu, các chất chống đông cũng như tiêu sợi huyết. Trong bệnh xơ gan, chức năng gan bị suy giảm dẫn đến giảm sản xuất các yếu tố này, gây ra những rối loạn đông máu rất phức tap.Xét nghiệm đàn hồi đồ cục máu đồ ROTEM (Rotational thromboelastometry) là một xét nghiệm cho kết quả nhanh và đánh giá tổng thể quá trình đông máu trong cơ thể, cung cấp thêm thông tin hữu ích về tình trạng đông cầm máu, giúp các bác sĩ lâm sàng định hướng nhanh chóng các rối loạn đông máu: Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm một số chỉ số đông cầm máu ở bệnh nhân xơ gan điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương giai đoạn 2019 – 2022 2. Mô tả đặc điểm xét nghiệm ROTEM và bước đầu ứng dụng trong điều trị bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương Đối tượng nghiên cứu: 136 bệnh nhân chẩn đoán xơ gan, được chỉ định làm ROTEM tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương -Kết quả: Các xét nghiệm đông cầm máu hầu hết có rối loạn: Xét nghiệm PT% có 97,1% giảm, trong đó có đến 84,6% là có PT giảm nặng. Có 89,1% có rAPTT kéo dài, 87,1% có fibrinogen giảm và 87,5% có tiểu cầu giảm - Các xét nghiệm APTT, Fibrinogen có liên quan tới mức độ xơ gan với P < 0,05. trong khi số lượng tiểu cầu ở các mức độ xơ gan không có sự khác biệt với P > 0,05 -Các chỉ số PT, APTT, Fibrinogen không có sự khác biệt giữa 2 nhóm xuất huyết và không xuất huyết . số lượng tiểu cầu là khác nhau giữa 2 nhóm xuất huyết và không xuất huyết với P = 0,045 < 0,05, Tuy vậy không xác định được ngưỡng tiểu cầu có thể dự báo xuất huyết. -92,6% BN có tình trạng giảm đông trên ROTEM. ROTEM giảm đông có tỷ lệ xuất huyết cao gấp 6,32 lần so với ROTEM bình thường -Xét nghiệm ROTEM bình thường có thể giúp loại trừ khả năng xuất huyết do nguyên nhân rối loạn đông máu -Giảm đông trên ROTEM do nhiều nguyên nhân, khó tiên lượng được tình trạng xuất huyết. Chỉ có tình trạng tiêu sợi huyết là 100% có tình trạng xuất huyết -Các chỉ số CT INTEM, CT EXTEM không có sự khác biệt giữa bệnh nhân có xuất huyết hoặc không xuất huyết. Trong khi các chỉ số biên độ cục đông của 3 kênh (INTEM, EXTEM, FIBTEM) lại có sự khác biệt với P < 0,05. Tuy vậy cũng không có ngưỡng giúp dự báo khả năng xuất huyết -Bổ sung các chế phẩm máu để cải thiện tình trạng rối loạn đông máu trên xét nghiệm ở bệnh nhân không xuất huyết không cho thấy có lợi hơn so với không truyền máu -Trong các BN có xuất huyết, truyền máu theo ROTEM làm giảm lượng HTT cần truyền (trung bình 1,2 và 3,0) so với nhóm truyền theo ĐMCB với P < 0,001, nhưng lượng Cryo và tiểu cầu nhóm ROTEM lại tăng lên so với nhóm ĐMCB, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0,05
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/3800
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2022CK2nguyenvietdung.docx
  Restricted Access
1.1 MBMicrosoft Word XML
2022CK2nguyenvietdung.pdf
  Restricted Access
1.71 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.